Hiện nay, vấn đề tham
nhũng ở nước ta là vấn đề nóng, được nhiều người quan tâm. Để phòng, chống tệ nạn
này, Đảng, Nhà nước ta có quyết tâm chính trị rất cao, triển khai quyết liệt, đảm
bảo cho Luật Phòng, chống tham nhũng (năm 2005) đi vào đời sống xã hội, góp phần
cảnh tỉnh, răn đe, loại dần tệ nạn này. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch
và phần tử cơ hội không thấy rõ điều đó, mà còn lợi dụng vấn đề này để chống
phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước của nhân dân ta.
Hiện nay, trên các trang
mạng có rất nhiều bài viết có nội dung đề cập đến hiện tượng tham nhũng ở Việt
Nam được đăng tải trên các blog, facebook, wesite,… của một số hội, nhóm “xã hội
dân sự” và các cá nhân tự xưng là những nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền”,
“vì dân”, “vì nước”, v.v. Những thông tin, bài viết của các hội, nhóm, cá nhân
trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nó thường mang nặng sự suy diễn chủ
quan, tô vẽ, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và
công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Để lôi kéo người dân “tin tưởng”
vào các luận điệu xuyên tạc, các hội, nhóm, nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền”
thường lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên đã xảy
ra hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội để suy diễn, quy kết “do tham
nhũng” và thổi phồng cho đó là tình trạng “phổ biến”, “bản chất” của chế độ xã
hội chủ nghĩa, một “căn bệnh” do cơ chế độc đảng lãnh đạo, do “năng lực quản lý
yếu kém” của Nhà nước, v.v. Chúng suy diễn rằng, có sự “bao che, dung túng, tiếp
tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham
nhũng, lãng phí” của lãnh đạo, chính quyền các cấp nên nó mới lộng hành như vậy.
Nguy hiểm hơn, để truyền tải rộng rãi các thông tin xuyên tạc tới người dân,
chúng còn lập riêng một số website, blog để đăng tải bài viết, hình ảnh xuyên tạc,
vu khống, bôi nhọ về đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước ta.
Mục đích trên của chúng
nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản
Việt Nam
lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống
chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và
chế độ, tạo “hoài nghi” về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên
với quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội. Đi đôi với luận điệu
xuyên tạc trên của các nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền” là những lời hô hào,
xúi giục nhân dân “đoàn kết”, “đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân chủ”; kêu gọi
Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi: “Cương lĩnh”, “thể chế chính trị”, “mô
hình lãnh đạo”, thực hiện “đa nguyên, đa đảng”, v.v.
Như vậy, các tổ chức hội,
nhóm, cá nhân trên đang cố tình muốn sử dụng vấn đề tham nhũng và đấu tranh chống
tham nhũng ở Việt Nam làm “công cụ”, “ngọn cờ tiên phong” để thực hiện ý đồ xấu,
chống phá Việt Nam. Thực chất, đó chỉ là những tổ chức, cá nhân có quan điểm,
tư tưởng phiến diện, lệch lạc được các thế lực thù địch, phản động “hậu thuẫn”,
cổ vũ, đội lốt “trách nhiệm” với “vận mệnh” của dân tộc, của đất nước để chống
lại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay. Đây rõ ràng là chiêu
trò, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm gây “nhiễu loạn” chính trị - xã hội, nhằm
xóa bỏ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thời gian qua, những người
đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định và quyết
tâm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Như vậy, Đảng, Nhà nước
ta không phủ nhận tham nhũng đã và đang tồn tại ở Việt Nam ; là vấn đề
nhức nhối, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, trực tiếp
phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, “tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống,…
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch
các chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ
nghĩa, tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để
ngăn chặn tệ nạn này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan điểm và
quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng
phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh
loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội, không để
tham nhũng cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vừa quan Đảng,
Nhà nước đã xử lý kỷ luật một loạt cán bộ cấp cao như Đinh La Thăng, Nguyễn
Xuân Anh, Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm…tạo được niềm tin của tòan dân với Đảng.
Đó là thực tế là bằng chứng xác thực nhất bác bỏ những luận điệu tuyên truyền
phiến diện, chủ quan, lệch lạc, thù địch đang cố tình lợi dụng vấn đề tham
nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam để thực hiện mục đích, ý đồ
xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét