Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay,
Internet được xem là công cụ truyền tải thông tin thông dụng và phổ biến nhất.
Vì vậy mà mọi vấn đề trong đời sống xã hội đều được Update lên mạng một cách
nhanh chóng và lan tỏa rộng rãi. Dưới lăng kích của các tác giả khác nhau về
cùng một vấn đề, có thể có người phản ánh chính xác, có người phản ánh sai lệch,
cũng có người dùng các thủ thuật để che dấu mục đích của mình. Tùy vào trình độ,
khă năng của người đọc mà qua quá trình ghi nhận thông tin có thể đánh giá
chính xác nội dung của bài viết. Hiện nay, các thế lực thù địch tích cực đẩy mạnh
chiến lược DBHB nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Cùng với thế và lực của Việt
Nam ngày càng tăng, hoạt động phá hoại tư tưởng đối với các tầng lớp nhân dân
(đặc biệt là sinh viên, tri thức) càng được các thế lực thù địch và bọn phản động
chú ý khai thác. Để có cái nhìn rõ hơn một phần của hoạt động này, hãy cùng
nhìn nhận một vài thủ đoạn mà các bài viết có thể dể dàng đánh lừa bạn đọc để
che dấu mục đích phản động của nó.
- Nội dung bài viết thường bắt đầu được dẫn dắt
bằng sự đồng tình của người đọc với các dẫn chứng chính xác kiểu như: đất nước
Việt Nam anh hùng, lịch sử
hàng ngàn năm bị đô hộ, Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, sửa đổi Hiến
pháp là yêu cầu cấp thiết… Khi đã gây được thiện cảm với người đọc với vẻ bề
ngoài “hào nhoáng” của mình, tiếp đến tác giả bài viết đưa người đọc đến với những
vấn đề “nóng” trong thực tế - một phần nhỏ bé trong bất kỳ xã hội nào như: kể
ra các yếu kém, thiếu sót của chính quyền; những khó khăn của nền kinh tế, tham
nhũng… bằng những dẫn chứng toàn bịa đặt từ đó quy kết cho các vị lãnh đạo, quy
kết vào bản chất của Nhà nước của chế độ. Tất nhiên hệ quy chiếu được các tác
giả đưa ra để so sánh là những giá trị dân chủ Phương Tây, chủ nghĩa dân tộc cực
đoan hay những nền kinh tế tư bản khổng lồ… và hướng theo bản đồ suy nghĩ chống
phá đã được định sẵn. Điều này xa lạ với tính bao dung, cái “tâm” trong sáng và
tinh thần xây dựng, đoàn kết của người Việt Nam. Tất nhiên, họ cũng dễ dàng “bỏ
quên” những thành tựu mà đất nước đã vượt lên những khó khăn, thách thức để
vươn lên trong thời gian qua. Các bài viết
phản động thường núp dưới danh nghĩa “góp ý”, “thỉnh nguyện thư” và gây chú ý bởi
cái tít dật gân như: Lời kêu cứu, Vì tổ quốc, Vì dân… Thời điểm xuất hiện các
bài viết kiểu này tập trung vào việc lợi dụng những sự kiện chính trị xã hội
quan trọng (Góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kỳ họp quốc hội…), những khó khăn trong đời
sống xã hội (Lạm phát, Thiên tai, …), những công việc lớn của quốc gia (Chống
tham nhũng, Xây dựng điện hạt nhân, Khai thác bô xít…)…
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa