Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TA TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” HIỆN NAY


          Trong thời kỳ đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế một cách toàn diện, đứng trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới và âm mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo cuộc đấu tranh giai cấp, bảo đảm an ninh quốc gia. Những quan điểm, tư tưởng này cần phải được quán triệt sâu sắc trong phòng, chống chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Kiªn quyÕt ®Êu tranh lµm thÊt b¹i mäi ©m m­u vµ ho¹t ®éng “diÔn biÕn hoµ b×nh” cña c¸c thÕ lùc thï ®Þch. Chñ ®éng phßng ngõa, ®Êu tranh, phª ph¸n nh÷ng biÓu hiÖn “tù diÔn biÕn”, “tù chuyÓn ho¸” trong néi bé ta; kh¾c phôc sù suy tho¸i vÒ t­ t­ëng chÝnh trÞ, ®¹o ®øc, lèi sèng trong mét bé phËn kh«ng nhá c¸n bé, ®¶ng viªn”.[1]
          *Những quan điểm cơ bản :
          Một là, đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình" là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
          Hai là, đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
          Ba là, phải kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống "diễn biến hoà bình" với các nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh quốc gia, chống bạo loạn lật đổ, chống chiến tranh xâm lược.
          Bốn là, trong đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình" phải phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, của chế độ XHCN, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
          *Tư tưởng chỉ đạo:
          Thứ nhất, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị.
          Đảng ta đã xác định nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là “bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa, đập tan âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạt lật đổ của kẻ thù”. Để giữ vững ổn định chính trị, cần quan triệt phương châm: Giữ vững nguyên tắc chiến lược, có sách lược mềm dẻo, linh hoạt; xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia một cách kiên quyết và khôn khéo, tranh thủ được sự đồng tình rộng rãi; phân hoá, cô lập kẻ thù, không để xảy ra hậu quả gây phức tạp cho an ninh quốc gia.
          Thứ hai, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh toàn dân với vai trò nòng cốt của công an nhân dân và quân đội nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc XHCN; kết hợp chặt chẽ giữa an ninh, quốc phòng, đối ngoại với phát triển kinh tế xã hội.
            Thứ ba, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, không để hình thành các tổ chức, các lực lượng chính trị đối lập; kiên quyết không để xảy ra biểu tình, bạo loạn lật đổ.
            Thứ tư, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.
            Thứ năm, tăng cương vai trò quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; giải quyết đúng đắn các vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh không để kẻ thù lợi dụng kích động, lôi kéo nhân dân biểu tình, gây bạo loạn…




[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016, tr.257

1 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

    Trả lờiXóa