Hiện nay trên một số trang mạng xã hội bị những kẻ xấu thường
xuyên tung tin xuyên tạc, bóp méo sự thật để các thế lực thù địch lợi dụng, chống
phá ta trên con đường xây dựng phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam .
Chỉ xin đưa ra những con số, những sự kiện "biết nói" để
chứng minh về sự phát triển kinh tế xã hội từ sau đổi mới đến nay.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông
nghiệp, Việt Nam đã từng bước xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật từng bước
đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường thu hút nguồn lực
xã hội cho phát triển. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế đều có
bước phát triển khá. Ngành công nghiệp và xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng
khá liên tục, tốc độ triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ được
cải thiện. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và chất lượng, từng
bước nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững
thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Khu vực nông nghiệp phát
triển khá ổn định; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có sự
chuyển biến quan trọng. Trong đó, từ một quốc gia phải nhập khẩu lương thực, đến
nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới;
xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản cũng đứng thứ hạng cao
trên thế giới. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hạ
tầng giao thông, điện, thông tin, viễn thông, thủy lợi… Một số ngành nghề, sản
phẩm đang từng bước vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới; hội nhập kinh tế của
Việt Nam
với nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.
30 năm qua, Việt Nam đã dần hình
thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ
bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa,
dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa-thị trường
trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ
cạnh tranh. Thị trường tài chính, tiền tệ
phát triển khá mạnh và sôi động. Thị trường bất động sản đã có bước phát triển
nhanh chóng. Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước. Thị
trường khoa học-công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị
giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Theo Ban Kinh
tế Trung ương, đến nay đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Lẽ dĩ nhiên, bên cạnh
những thành tựu vẫn có những gam màu sáng tối, đậm nhạt. Trong đó, một số khu vực,
vùng miền kinh tế còn chậm phát triển, đời sống người dân ở vùng sâu, vùng xa
còn nhiều khó khăn; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam còn
non trẻ, chưa thực sự phát triển đầy đủ, đồng bộ; khu vực doanh nghiệp nhà nước
dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục;
khu vực kinh tế tư nhân còn yếu kém về quy mô và năng lực cạnh tranh… Tuy vậy,
những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước vẫn là cơ bản,
tích cực và tiến bộ. Đó là những giá trị không thể phủ nhận, xuyên tạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét