Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được
hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông
qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước
cho các thế hệ sau nhằm mục đích phát triển thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt
động xã hội nào, hoạt động giáo dục được tổ chức, phát triển nhằm thực hiện có
hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phù hợp với các quan điểm, tư tưởng giáo dục từng giai
đoạn phát triển của xã hội, của các nền
văn minh nói chung và của các thể chế chính trị-xã hội ở các quốc gia
nói riêng. Lịch sử loài người đã trải qua 3 nền văn minh: mông muội, nông nghiệp,
công nghiệp; ngày nay chúng ta đã và đang bước vào nền văn minh hậu công nghiệp
với nền kinh tế tri thức. Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì giáo dục khác nhau
về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục do những điều kiện
cụ thể của từng giai đoạn lịch sử đó quy định
Ngày nay, trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam
càng coi trọng giáo dục, khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu để sáng tạo
ra hệ thống giá trị hiện đại, mới mẻ, làm nguồn lực thúc đẩy và phát triển kinh
tế-xã hội. Đảng ta lãnh đạo đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo nên
lĩnh vực này càng được toàn dân quan tâm. Hơn nữa, hầu như gia đình nào cũng có
người đi học nên giáo dục và đào tạo không còn là chuyện của riêng ngành giáo dục,
mà là của cả xã hội, của mỗi gia đình. Nhưng, với những kẻ cố tình vu khống,
bôi nhọ, phủ nhận công lao đóng góp lớn lao của ngành giáo dục thì chúng ta phải
kiên quyết phê phán, đấu tranh. Chỉ xin đưa ra những con số, những sự kiện
"biết nói" để chứng minh giáo dục Việt Nam đã và đang đổi mới, bước đầu
thu được những kết quả quan trọng: Giáo dục đã cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực
cần thiết đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp
rất quan trọng vào thành tựu của đất nước: Đưa nước ta vượt qua khủng hoảng
kinh tế, thoát khỏi tình trạng nước nghèo, chủ động hội nhập quốc tế
ngày càng sâu, rộng. Qua đó, bản thân ngành giáo dục và đào tạo cũng có những
chuyển biến đáng kể về mọi mặt. Thành tựu nổi bật hơn cả là quy mô ở mọi cấp, bậc,
trình độ học trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân đều tăng. Năm 2000, cả
nước đã hoàn thành phổ cập tiểu học và cơ bản xóa xong nạn mù chữ. Hiện nay đã
có trên 30 tỉnh, thành phố đạt phổ cập xong trung học cơ sở; giáo dục dạy nghề
đã khởi sắc và phát triển; quy mô giáo dục đại học, cao đẳng phát triển cả về
chiều rộng và chiều sâu; hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn thiện và đủ
các cơ cấu về trình độ, cơ cấu chương trình, sách giáo khoa, cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu loại hình, cơ cấu thi cử, cơ cấu vùng miền, mạng lưới trường, cơ cấu đầu
tư, cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ cấu hợp tác quốc tế; nề nếp kỷ
cương trong giảng dạy và học tập được thực hiện tự do, dân chủ, công bằng trong
giáo dục, xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, ... ngoài ra trong các cuộc thi tầm
cỡ khu vực và thế giới Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc
tế và học sinh Việt Nam đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ mà các
phương tiện thông tin đại chúng đã cung cấp chúng ra đều biết.
Hiện nay, bối cảnh trong nước và quốc tế vừa tạo ra thời cơ lớn vừa
đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục, dạy học nước ta. Sự đổi mới và
phát triển dạy học, giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để
giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những
cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các
kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển.
Đảng, nhà nước và
nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn đến
giáo dục, song cũng đòi hỏi giáo dục, dạy học phải đổi mới một cách sâu sắc và
toàn diện, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học
tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất,
năng lực cần thiết trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;
tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp "đổi mới" đất
nước và có khả năng đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, phát triển nền văn minh
loài người.
Đất nước đang đứng
trước những thời cơ và thách thức đòi hỏi con người Việt Nam, giáo dục Việt Nam
phải nỗ lực để vươn lên phía trước, sánh vai cùng "năm châu bốn biển"
như Bác Hồ mong đợi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét