Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội([1]). Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.
+ Giai đoạn từ 1991 đến 1996,
nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng từ năm 1997, do chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế châu Á 1997 - 1999, tốc độ tăng
trưởng GDP giảm dần, năm 1999 chỉ còn 4,9%, so với 9,5% năm 1996. Năm 2000, tốc
độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên nhưng chưa cao và vững chắc. Vượt qua giai
đoạn suy giảm, trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã tăng
dần, năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 7,51%, đạt kế hoạch đề ra (7,5%),
riêng năm 2005 đạt 8,43%([2]).
Đến năm 2005, tổng thu nhập quốc dân theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ
đồng, tương đương khoảng 53 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người trên 10 triệu
đồng, tương đương khoảng 640 USD.
+ Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định,
các mối quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế được cải thiện.
= Trong 20 năm qua, kinh tế vĩ
mô nước ta cơ bản ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát
triển kinh tế. Quan hệ cung cầu cơ bản là phù hợp, bảo đảm các hàng hóa thiết yếu,
không để xảy ra những biến động lớn trên thị trường. Giá hàng tiêu dùng tăng
bình quân 5,1% (riêng năm 2004 tăng 9,5%; năm 2005 tăng 8,4%, nhưng không gây
xáo trộn lớn trên thị trường).
= Thu chi ngân sách có nhiều tiến bộ, mức tăng thu 19,1%/năm, tỷ lệ huy
động GDP vào ngân sách bình quân hàng năm đạt 24,4% (mục tiêu 20-21%), trong đó
tỷ trọng thu nội địa tăng lên (năm 2001 là 50,7%, năm 2005 là 55%). Tổng chi
ngân sách tăng 19,4%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm bình quân 28% (mục
tiêu là 25 - 26%).
= Tỷ lệ tiết kiệm bình
quân tăng 9%/năm (kế hoạch 5,5%). Vốn đầu tư phát triển trong GDP tăng từ 35,4%
năm 2001 lên 38,7% năm 2005, trong đó đầu tư trong nước chiếm 72%.
+ Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
=
Cơ cấu ngành
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP
tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005 (kế hoạch 38 - 39%). Tỷ trọng nông, lâm
nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm, từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,9% năm 2005 (kế
hoạch 20 - 21%). Trong từng ngành kinh tế, cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch
vụ đều có sự chuyển dịch tích cực.
= Cơ cấu
kinh tế đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các
vùng kinh tế trọng điểm đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự
tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế.
= Cơ cấu
lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Trong 5 năm, từ năm 2000 đến 2005, tỷ trọng lao động trong các ngành
công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%; dịch vụ từ 19,7% lên 25,3%;
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%; lao động qua
đào tạo tăng từ 20% lên 25 %.
= Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan
xen nhiều hình thức sở hữu. Kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới,
chiếm 38,4% GDP vào năm 2005, và chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt. Kinh tế
dân doanh phát triển khá nhanh, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là giải
quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp
tác xã phát triển khá đa dạng, chiếm 6,8% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp 15,9% GDP của cả nước.
+ Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới
rất quan trọng.
= Xuất, nhập khẩu tăng nhanh. Tổng kim ngạch
xuất khẩu 5 năm đạt 111 tỷ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch 16%/năm);
năm 2005, bình quân đầu người đạt 390 USD/năm([3]), gấp đôi năm 2000, đưa tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50% GDP. Một số sản phẩm của nước ta, như gạo, cao
su, may mặc, giày dép, hải sản... đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét