Thời gian gần đây một số phần tử lợi dụng vào mạng
in-tơ-nét và các công cụ, phương tiện truyền thông làm hỗ trợ. Tự phong cho
mình cái gọi là “nhà hoạt động dân chủ”, nhằm để hô hào, kêu gọi mấy chục triệu
người Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là lớp trẻ, phản đối đường
lối, chủ trương của Đảng, chế độ, chính sách của nhà nước ta. Chúng bôi nhọ,
nói xấu Đảng ta nào là “độc tài”, “gia trưởng”, nào là không dân chủ; kêu gọi
thiết lập đa đảng đi theo chế độ Tư bản chủ nghĩa... Thực
ra chiêu trò này không mới, nhưng tác hại của nó thì không nhỏ đối với một số
bạn trẻ chưa hiểu rõ bản chất và mục đích của bọn phản động này.
Để hiểu rõ hơn vì sao nhân dân ta lại lựa chọn đi theo
con đường xã hội chủ nghĩa, lại tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chúng ta phải hiểu rõ và phân biệt được giữa sự bóc lột của Tư bản chủ nghĩa
với sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa cụ thể ở một số vấn đề sau:
- Từ năm 1848, trong tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng
sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức
cách mạng trong lịch sử; song các ông cũng dự báo và chứng minh những dự báo
của mình về sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản
là tất yếu khách quan. Điều này khẳng định, chủ nghĩa tư bản rõ ràng có vai trò
to lớn vượt bậc so với chế độ phong kiến nhưng tất yếu cũng bị giai cấp vô sản
đánh đổ bởi sự tiến bộ vượt bậc của giai cấp vô sản. Thông qua các hình thái
kinh tế-xã hội đã, đang và sẽ tồn tại.
- Bản chất của tư bản chủ nghĩa vẫn là bóc lột, thống
trị của giai cấp có của (nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu) chiếm thiểu số trong
xã hội. Sự nhầm lẫn, mơ hồ của một bộ phận về cái gọi là xã hội giàu có, xã hội
dân chủ, xã hội tư do, … kiểu phương Tây cũng chỉ là sự viển vông trong nhận
thức. Bởi lẽ, bản chất giai cấp của nhóm lợi ích chiếm thiểu số trong xã hội tư
bản không bao giờ từ bỏ vũ đài chính trị của mình để nhường chỗ cho dân nghèo,
công nhân lên nắm quyền mà thay vào đó họ tôn vinh những người thuộc tầng lớp
có của (có tư liệu sản xuất, giai cấp thống trị). Dưới sự cầm quyền của giai
cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản thường dựa trên lập trường của chủ nghĩa cá nhân,
bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho giai cấp tư sản trong sự bóc lột giai cấp vô
sản. Cụ thể, mặc dù hiện nay chủ nghĩa tư bản có sự “điều chỉnh” để thích ứng
nhưng vẫn tiếp tục đưa lại hệ quả xấu là khoét sâu thêm khoảng cách giữa giàu
và nghèo, làm cho các nước nghèo, người nghèo ngày càng nghèo hơn, các nước
giàu, người giàu ngày càng giàu hơn. Chính vì thế, chủ nĩa tư bản luôn phải đối
mặt với tình trạng thất nghệp tăng cao và hơn nữa dó là chế độ đẳng cấp, nạn
bóc lột lao động, lối sống thực dụng tha hóa con người. (Theo thống kê đến năm
2013, ở Mĩ có khoảng 25 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, đến nay số người nghèo ở
Mỹ vẫn tăng khoảng 26%. Theo tờ Thời báo Niu-oóc tính rằng, hiện ở Mỹ có 60
triệu người nghèo. Và những người nghèo khổ không thể có được quyền bình đẳng
về chính trị, về xã hội, vì không có tài sản thì khó có thể trở thành chính
khách, chính trị gia….)
- Ở Việt Nam ta hiện nay có bản chất hơn hẳn chế độ tư
bản thông qua việc khẳng định tại khoản 2 điều điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông nhân và đội ngũ tri thức”. So sánh giữa bản chất của nhà nước xã
hội chủ nghĩa với giai cấp thống trị là số đông trong xã hội (tư liệu sản xuất
chủ yếu là công hữu, thuộc sở hữu toàn dân) thì bản chất của chủ nghĩa tư bản
chỉ chiếm thiểu số trong xã hội (thiểu số nắm trong tay tư liệu sản xuất chủ
yếu). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam , xã hội nước ta thể hiện rõ
tính dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ. Dân chủ được thực hiện
trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, trên tất cả lĩnh vực thông qua hoạt động của
Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp. Tư tưởng xuyên
suốt của cách mạng Việt Nam
là dộc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đối với dân tộc Việt Nam , chỉ có
CNXH mới đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự.
Đây cũng là khát vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam sau khi đất
nước giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường
Việt Nam
đang từng bước tạo dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, là nấc thang cao trong lịch sử phát triển kinh tế thị
trường. Cụ thể trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam luôn tăng
và giữ tính ổn định đối với kinh tế vĩ mô.
Như vậy thấy rằng bản chất của chế độ ở Việt Nam hiện nay đã
khẳng định những điểm ưu việt mà chủ nghĩa tư bản không thể đem lại. Quy luật
tất yếu phát triển của các hình thái kinh tế xã hội từ sơ khai cho đến nay là
không thể cưỡng lại. Cho nên, không chỉ Việt Nam hay một số nước đi lên Chủ
nghĩa xã hội khác sẽ tiếp tục phát triển theo con đường đã chọn, mà các nước
đang theo chủ nghĩa tư bản rồi cũng tiến lên Chủ nghĩa xã hội theo đúng quy
luật đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét