Cùng
với những ưu điểm của mạng xã hội mang lại, thời gian vừa qua, các thế lực thù
địch triệt để lợi dụng mạng xã hội để đăng tải nhiều nội dung chống phá, xuyên
tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng; vu khống, bịa đặt, nói xấu, bôi
nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước... trong đó có nội dung chúng kêu gọi thay đổi
chế độ chính trị, đòi đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam. Những thông tin trên phần
nào đã gây ra sự hoài nghi, hoang mang trong các tầng lớp nhân dân, nhất là một
bộ phận trí thức và thanh niên, học sinh, sinh viên, tạo sự bất ổn, dẫn đến “tự
diễn biến” để thực hiện ý đồ chống phá.
Ý
kiến trên cho rằng, thực hiện đa đảng, có nhiều đảng cạnh tranh nhau thì sẽ dân
chủ hơn, sẽ tốt hơn một đảng! Có đúng như vậy không? Câu trả lời ở đây là không
phải như vậy. Hãy xem chính người Mỹ nói về nước Mỹ, một nước thực hiện
chế độ đa đảng, thực chất là thế nào. Họ nói rằng, nước Mỹ là một nước “tự do”
người dân tự do biểu tình, chửi bới, báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy
cảm, xuyên tạc, bôi xấu lẫn nhau vì sự cạnh tranh của các đảng phái này, nhằm
hạ uy tín của đảng phái kia. Nhưng điều đó không phải là bản chất thực sự của
dân chủ. Chúng ta có thể khẳng định: Thứ nhất, chế độ đa đảng của nước Mỹ thực
chất chỉ là một đảng, là sự cầm quyền của đảng tư sản; thứ hai, dân chủ ở nước
Mỹ là dân chủ tư sản, không phải là dân chủ của đa số, không thực hiện quyền
lực thực sự thuộc về nhân dân; thứ ba, thực chất đa đảng đối lập trong xã hội
tư bản chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản. Bất
cứ một nền dân chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống
trị, cầm quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó
phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Bản thân
nền dân chủ tư sản, dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó
vẫn là nền dân chủ của giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của
giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động.
Lịch
sử cách mạng Việt Nam
đã có và cũng đã phủ định đa đảng. Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và toàn
thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Tháng 8/1945, Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành
chính quyền lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong những ngày đầu
giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và
Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ
chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã có các đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội…tham
gia. Sau này còn Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản, đến năm 1988, Đảng
Dân chủ và Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán. Như vậy toàn bộ quá trình cách
mạng Việt Nam và hoạt động
của nhà nước Việt Nam mới là
do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải
nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống
xâm lược và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta có thể nhận thấy tính nguy hiểm
của luận điểm đòi Việt Nam
thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Tính nguy hiểm của thủ đoạn này
biểu hiện ở chỗ: Thứ nhất, luận điểm “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”
là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, dễ gây nên sự ngộ nhận mơ hồ, lẫn lộn
về nhận thức, sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân,
thiếu niềm tự tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Thứ
hai, thực chất luận điểm đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã
hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái’ nền dân chủ nước ta sang nền
dân chủ khác, phi xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, đó là luận điểm phản khoa học và
phi lịch sử. Bởi vì, trên thực tế không có thứ dân chủ chung chung trừu tượng,
trong thời đại ngày nay chỉ có thể là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ
nghĩa.
Nếu Việt Nam thực hiện theo ý đồ của các thế
lực thù địch, tức là chúng ta thực hiện đa nguyên, đa đảng thì điều dẫn đến sẽ
là: đất nước mất ổn định, hỗn loạn, nền kinh tế kém phát triển, đời sống nhân
dân gặp muôn vàn khó khăn. Rút cục, Việt Nam không còn là đất nước phát
triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Đảng Cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã
hội; mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta bị tiêu tan.
Từ những phân tích và nhận định nêu trên,
có thể khẳng định Việt Nam
chúng ta không thể thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Sự lãnh đạo
duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định bảo đảm sự ổn định và
phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, từ khi thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn
thể dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điển hình là lãnh
đạo toàn dân chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giành thắng lợi trước hai đế
quốc xâm lược là Pháp và Mỹ, giang sơn thu về một mối. Trong sự nghiệp đổi mới,
hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.
Ðời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn
kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc
phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng
được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế
mới và lực mới để đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét