Ở nước ta cũng như trên thế giới, internet,
các trang mạng xã hội phát triển mạnh. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền
thông tin nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do”
tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng... nên
những quan điểm sai trái trên internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến
nhiều đối tượng. Trong thời gian qua, không ít thông tin trên mạng đã gây hoài
nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên, sinh
viên-đối tượng thường xuyên tiếp cận với phương tiện này.
Quy mô,
phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng internet rộng lớn hơn nhiều so với
các phương tiện thông tin thông thường khác. Với internet, mọi người có khả
năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn
thông tin. Thông tin trên mạng internet ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu thông tin của công chúng trong nước và trên thế giới; tạo
cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ giao lưu, hội nhập quốc tế, tăng
cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và bạn bè trên thế giới.
Tuy nhiên, internet đang được các thế
lực phản động sử dụng để truyền bá, phát tán và gieo rắc các quan điểm sai
trái, thù địch, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình đối với CNXH. Chúng ra
sức khai thác tất cả các vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội nước ta, trong đó
đặc biệt chú ý đến những thông tin về đời sống chính trị. Đây là những thông
tin có ảnh hưởng rộng lớn, mạnh mẽ đến từng cá nhân trong xã hội, đặc biệt là ở
những khu vực đô thị mật độ dân số đông, trình độ văn hóa cao.
Trước tình hình đó, nâng cao nhận thức
và tinh thần chủ động đấu tranh trên mặt trận truyền thông là nhiệm vụ cấp
bách, nhằm tạo dựng hình ảnh trung thực về một Việt Nam gần gũi, thân thiện
trong bạn bè quốc tế, giúp cho cộng đồng quốc tế hiểu hơn và tin tưởng hơn vào
Việt Nam, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, vì hòa bình, hợp tác và phát
triển.
Tuyên truyền những thành quả mà nhân
dân ta đạt được trong nhiều năm qua là cơ sở thực tế vững chắc trong đấu tranh
chống các luận điệu thù địch, sai trái. Qua hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã có
bước phát triển vượt bậc. Trên nhiều phương diện, nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Năm 2010, Việt Nam đã chính thức ra khỏi
tình trạng kém phát triển, bước vào ngưỡng của một nước có thu nhập trung bình.
Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phấn đấu trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hiệu ứng mà những kết quả đó mang lại
sẽ được nâng cao hơn nếu khi nó lan tỏa rộng rãi đến với dư luận thế giới.
Nhưng trước sự cách trở của không gian và ngôn ngữ, trước sự chống phá của các
thế lực thù địch, nếu như chúng ta không tích cực, chủ động cung cấp thông tin
thì vô hình trung sẽ tạo nên khoảng trống cho sự tồn tại của các luận điệu bịa
đặt, xuyên tạc. Cung cấp thông tin một cách kịp thời, thường xuyên, chính xác,
đầy đủ là sự phản bác có hiệu quả nhất đối với những luận điệu xuyên tạc, chống
phá và cũng là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện yêu cầu “cần thoát khỏi thế
“chống đỡ” để chuyển mạnh sang thế “tấn công” các thế lực thù địch.
Trong thời đại “thế giới phẳng”, “cuộc
sống số”, thông tin đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi cá nhân, tổ
chức. Thông tin được khai thác trên internet có nội dung ngày càng đa dạng,
phong phú, nhiều chiều. Các phương tiện tiếp nhận thông tin ngày càng hiện đại,
tinh vi. Khó có thể cấm đoán công dân khai thác thông tin trong một xã hội
thông tin hiện đại. Do vậy, tất yếu chúng ta phải có những giải pháp tối ưu
giảm thiểu tác động của nó đến nhận thức của những chủ tiếp cận thông tin. Để
làm tốt công tác này, cần chú trọng tới một số nội dung:
- Các cấp ủy đảng chú trọng giáo
dục cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh chính trị, trang bị phương pháp xem
xét, tiếp cận thông tin một cách đúng đắn, khoa học.
- Nâng cao cảnh giác, đấu tranh với
những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn thông tin ngược
chiều với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đối với nguồn tin do các thế lực
phản động tự khai thác, đăng tải trên internet và trên các trang báo mạng quốc
tế đặt máy chủ ở nước ngoài, ta khó có thể tác động trực tiếp bằng luật pháp
hay các công cụ quản lý. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn có thể hạn chế
bằng cách kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những thông tin đó xuất phát từ nguồn
nào, khi cần có thể dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn một cách kịp thời,
hiệu quả. Nhưng quan trọng và căn bản vẫn là tạo sức đề kháng cho mỗi cư dân
mạng để có thể chống đỡ tác động từ thông tin, quan điểm sai trái, thù địch.
Muốn vậy cần tăng cường thông tin chính thống để thỏa mãn nhu cầu thông tin cho
nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và đông đảo bạn bè quốc tế.
- Đối với nguồn tin được cung cấp có
chủ đích trong nước và nguồn tin từ báo chí của ta, chúng ta có khả năng chủ
động giảm thiểu để dẫn tới khắc phục một cách căn bản bằng các giải pháp như
giáo dục và thực hiện nghiêm luật và các quy định về giữ bí mật, hướng dẫn
nghiệp vụ các cơ quan, tổ chức, cho đội ngũ nhà báo thường xuyên tác nghiệp
trên internet
Các bộ, các ngành chức năng phối hợp
tổ chức tốt công tác nắm tình hình dư luận xã hội, các luồng tư tưởng, tâm lý,
chủ động cập nhật thông tin về đường lối chính trị, kinh tế, chính sách đối
ngoại của các nước; âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp
cách mạng nước ta... Từ đó, tham mưu cho Đảng, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công
tác đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, nhất là
trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, góp
phần giữ vững hòa bình, ổn định trong nước, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc đổi mới, phát triền kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất
nước.
Ngoài ra, tăng cường hợp tác văn hóa
thông tin với các nước, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế nhưng cần đấu
tranh để giữ thế chủ động; đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc
gia, đồng thời không làm tổn hại đến quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước
khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét