“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, là thuật ngữ lần đầu tiên được
sử dụng trong nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng: “Chủ động phòng ngừa, đấu
tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ
ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên”. Đến Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) tiếp tục ra Nghị quyết về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ.
“Tự chuyển hoá” là sự nối tiếp của
quá trình “tự diễn biến”. Khi sự biến đổi về chất đã làm thay đổi quan điểm tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên sẽ dẫn đến hành động chống lại
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, “tự diễn biến” và “tự chuyển
hoá” là hai vấn đề, nhưng chúng nối tiếp nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
“Tự diễn biến” là quá trình thẩm thấu từng ngày, từng hoạt động, còn “tự chuyển
hoá” là đích đến, là hệ quả của sự “tự diễn biến”. Như vậy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá” là một quá trình, diễn ra trong một thời gian nhất định. Thời gian
dài hay ngắn phụ thuộc vào từng con người, từng tổ chức. Nó phụ thuộc vào độ vững
vàng về lập trường, bản lĩnh chính trị của từng cán bộ, đảng viên và độ “liêm”
về đạo đức và lối sống.
Đối tượng của “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” mà các thế lực thù địch nhằm tới là các tổ chức, cá nhân trong
hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, trong đó tập trung
vào hệ thống tổ chức của Đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang. Tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa
cá nhân, cơ hội, thực dụng, ích kỷ, tham nhũng, lãng phí, tu tiện, vô nguyên tắc
của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền để các thế lực thù địch lợi
dụng thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” ở nước
ta hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
với nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt dưới tác động của DBHB trên lĩnh vực tư tưởng
thì “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trên lĩnh vực tư tưởng, đang có chiều
hướng gia tăng, khó lường.
“Tự diễn biến”, trên lĩnh vực
tư tưởng là sự hoài nghi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thiếu niềm
tin, hoài nghi, vai trò lãnh đạo của Đảng, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa;
xa rời các nguyên lý xây dựng Đảng, phê phán lịch sử thiếu khách quan, bôi nhọ
hình ảnh lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước…
“Tự chuyển hoá” trên lĩnh vực tư tưởng
là sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến” trên lĩnh vực tư tưởng. Khi
sự biến đổi về chất đã làm thay đổi quan điểm tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống của cán bộ đảng viên, sẽ dẫn đến hành động chống lại chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy:“Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên lĩnh vực
tư tưởng là sự suy thoái từ bên trong, là quá trình biến đổi tư tưởng, chính trị,
đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân theo chiều hướng
tiêu cức làm mất dần chuẩn mực của người cộng sản, của người công dân xã hội chủ
nghĩa, dẫn đến hoài nghi, xa rời rồi có hành động chống lại quan điểm chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và chế
độ xã hội chủ nghĩa".
Quá trình hình thành và phát triển của
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trên lĩnh vực tư tưởng với ba giai đoạn:
Một là , ở giai đoạn ban đầu, đối tượng thể
hiện sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, sự hoài nghi về sự lãnh đạo
của Đảng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và
hoài nghi con đường đi lên CNXH.
Hai là , giai đoạn tiếp theo đối tượng bắt đầu
chủ động hơn trong tiếp nhận những thông tin trái chiều, những luận điệu chống
đối, hoặc lý luận phản động.
Ba là , đối tượng hoàn toàn có tư tưởng phản
động, chống đối. Và như vậy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là hậu
quả của DBHB trên lĩnh vực tư tưởng.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của cá
nhân nếu không được ngăn chăn kịp thời triệt để sẽ dẫn đến tổ chức bị suy
thoái, tự tan rã.“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” diễn ra ở tầm vĩ mô hoặc
trong phần lớn cán bộ, đảng viên sẽ dẫn đến sự chuyển hoá từ chế độ XHCN sang
con đường TBCN. Như vậy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là hậu quả của
DBHB và là giai đoạn nối tiếp của DBHB. Nó là hậu quả của DBHB, khi cán bộ đảng
viên ta không đủ bản lĩnh đề kháng chống lại, khi bị tác động của DBHB nhất là
DBHB trên lĩnh vực tư tưởng.
Nhận diện đúng, đấu
tranh, khắc phục kịp thời những biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” là biện pháp hết sức quan trọng để khắc phục những hiểm họa khôn lường
mà nó gây ra đối với Đảng và chế độ ta. Làm được điều đó, sẽ góp phần nâng cao
chất lượng công tác xây dựng Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ và làm thất bại những mưu đồ lợi dụng
vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chống phá cách mạng nước ta của các
thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét