Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM ĐƯỢC TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM THỰC THI TRÊN THỰC TẾ


Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Khi chưa có sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài, ở Việt Nam đã hình thành hệ thống tín ngưỡng dân gian hết sức phong phú và đậm tính nhân văn. Người Việt Nam vốn tính khoan dung, việc tiếp nhận các tôn giáo mới không diễn ra một cách ồ ạt, nhưng cũng không có sự đố kỵ, chối bỏ. Các tôn giáo, tín ngưỡng sống hoà đồng. Ngay trong một gia đình, người ta có thể vừa thờ tổ tiên ông bà, thờ các vị thần linh, lại vừa thờ đức Phật hoặc đức Chúa Jê-su. Người theo đạo và người không theo đạo đối xử với nhau trên tình ruột thịt nghĩa đồng bào, người trong một nước thì thương nhau cùng. Có lẽ vì thế mà lịch sử phát triển tôn giáo ở Việt Nam không có những xung đột lớn, càng không có những cuộc gọi là Thánh chiến như ở một số quốc gia khác.
Tuy nhiên ở từng giai đoạn cụ thể có những thế lực đối kháng với dân tộc Việt Nam đã sử dụng tôn giáo như một thứ công cụ chính trị hòng gây sự thù hằn, chia rẽ, gây khó khăn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Các thế lực này còn gắn kết vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc, từ vấn đề tôn giáo tạo nên vấn đề dân tộc, thực hiện cái điều mà không một người Việt Nam chân chính nào muốn, là chia rẽ khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Hiến pháp cũng ghi nhận pháp luật bảo hộ những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo, và nghiêm cấm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày đầu lập nước đã vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết toàn dân, kêu gọi giáo lương đoàn kết, chăm lo việc đạo, không quên việc đời. Ngay trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, Người đã nhấn mạnh:"Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào lương và đồng bào giáo để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết".Trong thành phần Quốc hội và Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Việt Minh đều có các vị chức sắc tôn giáo. Trong thư gửi đồng bào công giáo nhân dịp Noel năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Tôi mong đồng bào đoàn kết thêm chặt chẽ trong cuộc kháng chiến để phụng sự đức Chúa, phụng sự Tổ quốc, và thực hiện lời Chúa dạy "Hoà bình cho người lành dưới thế". Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người theo đạo hay không theo đạo, đều là đồng bào, đều cùng một dòng giống, cội nguồn. Gần đây nhất, Nghị quyết Ban chấp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5, khoá VIII, cũng đã "Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện... trong tôn giáo".
Ở Việt Nam, những người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo, theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, đều thường tâm niệm cái câu "kính chúa yêu nước", "tốt đời đẹp đạo", "sống phúc âm giữa lòng dân tộc"... Trên cái nền tín ngưỡng dân gian truyền thống, các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại một cách hoà hợp, đan xen và cùng hướng tới con đường lớn mà dân tộc, đất nước đang hướng tới.
Muốn nhận xét, đánh giá một việc làm của một đất nước, nên xem chủ trương chính sách của đất nước đó về vấn đề ấy như thế nào, và chính sách ấy được thực hiện trên thực tế ra sao. Chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam là như vậy, trước sau như một, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân. Trên thực tế không có chuyện như những ai đó đứng bên ngoài tưởng tượng nên, rằng "Việt Nam cưỡng ép người bỏ đạo", Việt Nam "đàn áp nhiều người Tin lành thiểu số", rằng, ở Việt Nam, "hiện có người đang bị giam giữ vì tôn giáo"...Gần 100 năm đô hộ, đạo Công giáo được thực dân Pháp dành nhiều ưu ái, nhưng suốt thời gian ấy, Toà thánh Vatican cũng chỉ bổ nhiệm được 4 giám mục người Việt Nam. Trong khoảng thời gian 30 năm, từ 1945 đến 1975, ở cả 2 miền Nam, Bắc, cũng chỉ có 33 vị giám mục được bổ nhiệm. Vậy mà từ năm 1975 đến 2000, trong vòng 25 năm, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Toà thánh Vatican đã bổ nhiệm đến 42 vị giám mục. Số lượng người theo các đạo mỗi năm một tăng thêm, đến nay cả nước có gần 20 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 1/4 dân số cả nước. Càng ngày, càng có thêm nhiều tín ngưỡng truyền thống được khôi phục, thoả mãn đời sống tâm linh của người dân. Khắp 2 miền Nam, Bắc của Việt Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, các cơ sở thờ tự tôn giáo, phục vụ tín ngưỡng được phục hồi, sửa chưã, nâng cấp, xây mới. Việc làm này không những không bị ngăn cấm, mà ngược lại, ở những nơi có điều kiện, chính quyền còn hỗ trợ về vật chất, động viên về tinh thần. Vào dịp lễ hội, những ngày lễ trọng của các tôn giáo, không chỉ đồng bào theo đạo mà đông đảo đồng bào trong vùng và chính
Sự đạo cũng như việc đời, việc nào cũng phải theo lề theo luật, đều tuân theo luật đời. Nếu như có chuyện một ai đó bị pháp luật xử lý, thì không nên nghĩ một cách gượng ép là do người ấy theo đạo này theo đạo kia hoặc không theo đạo nào. Pháp luật đối xử công bằng với mọi công dân, không phân biệt công dân theo đạo hoặc không theo đạo, thì đó mới là luật pháp công bằng, xã hội văn minh. Pháp luật Việt Nam cũng thế, pháp luật các nước cũng thế. Nhà nước Việt Nam không những tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động mà còn bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, trong đó có các tín ngưỡng cổ truyền. Một thứ tôn giáo nào đó lại có cách hành xử trái ngược với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến đạo đức truyền thống, đi ngược với lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng, thì chắc chắn những thứ gọi là tôn giáo ấy, sẽ không được người Việt Nam chấp nhận.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét