Thời gian gần đây, đặc biệt
sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama, đã có nhiều ý kiến phản hồi,
nhận thức chưa đúng, xuyên tạc về giải quyết vấn đề biển Đông của nước ta, gây
tâm lý hoang mang, dao động ở một bộ phận quần chúng nhân dân.
Hiện nay, để giải quyết tranh
chấp biển Đông, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm: Những ai tôn trọng độc lập chủ
quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với
Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục
tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của
chúng ta. Quan điểm
trên là định hướng quan trọng để các cấp, các ngành, các lực lượng
vận dụng đối sách thích hợp, dựa trên tình hình thực tế, linh hoạt mở rộng
quan hệ đối tác, thu hẹp đối tượng; trong đó, cần đặc biệt quan tâm việc lựa chọn,
xây dựng cho được “đối tác chiến lược tin cậy” làm chỗ dựa vững chắc cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế cho thấy, với việc kiên trì, kiên
quyết đấu tranh, giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa
bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển
Đông (DOC); chúng ta đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ và có những “đối tác”
quan trọng, tạo chỗ dựa tin cậy cho cuộc đấu tranh của chúng ta. Tuy nhiên, muốn
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc, nhân dân ta phải
luôn “tự lực cánh sinh”, phải dùng “sức ta”, không thể trông chờ vào các lực lượng
từ bên ngoài.
Trên cơ
sở đó, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn hoạt động
thâm độc của bè lũ phản động lợi dụng dân chủ, tuyên truyền chống Đảng, chống
Nhà nước; đồng thời tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương giải quyết tranh chấp biển
Đông của Đảng và Nhà nước, đóng góp thiết thực vào công cuộc bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét