Từ
sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, đế quốc Mỹ và một số nước phương
Tây tung ra nhiều luận thuyết mới cực kỳ kỳ quặc, trong đó đáng chú ý là luận
thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Thậm chí, họ còn ngang nhiên tuyên bố:
“những nước phi dân chủ và không quan tâm đến việc tôn trọng nhân quyền đều
không được coi là những nước có chủ quyền”!? Luận thuyết “nhân quyền cao hơn
chủ quyền” được các thế lực hiếu chiến, phản động sử dụng như một cơ sở để đề ra
các chính sách xâm lược, can thiệp quân sự vào các nước khác và biện minh cho
các hành động xâm lược, can thiệp quân sự mà họ đã tiến hành đối với nhiều quốc
gia, dân tộc trong những thập kỷ qua.
Vậy
phải chăng ngày nay, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và “quyền con người” cao
hơn chủ quyền thiêng liêng của quốc gia? Đây là những vấn đề mới về mặt lý luận
cũng như thực tiễn cần được làm sáng tỏ.
Thực
ra luận điểm trên chỉ là một hình thức biến tướng của chủ nghĩa thực dân mới.
Bởi vì trước đây, để mở rộng thuộc địa, các nước đế quốc thường sử dụng phương
thức cổ điển là đánh thành và chiếm đất. Còn ngày nay, họ trắng trợn can thiệp
vào nội bộ các nước có chủ quyền bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn và hình thức khác
nhau, không hẳn vì mục đích xâm chiếm lãnh thổ mà vì muốn áp đặt quan niệm
“nhân quyền” của mình đối với quốc gia, dân tộc khác. Cần phải nói ngay rằng,
những người đưa ra và cổ súy cho luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”,
hay “nhân quyền toàn cầu”, “nhân quyền không biên giới”, ngay từ đầu họ đã cố
tình hoặc lảng tránh một lẽ đơn giản là, trên thế giới không thể có một con
người nào sống ngoài cộng đồng quốc gia, dân tộc; càng không có cái thế giới
tồn tại mà không cần rạch ròi biên giới giữa các quốc gia. Họ cũng bỏ qua một
sự thật hiển nhiên là, thời đại mà chúng ta đang sống có hơn 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ, hàng nghìn dân tộc khác nhau, theo những tôn giáo khác nhau và
có truyền thống văn hóa khác nhau. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đó, con
người thuộc các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, cùng một lúc chịu sự tác
động của hai mối quan hệ: quan hệ về nhân quyền và quan hệ về chủ quyền quốc
gia. Quan hệ nhân quyền là quan hệ về cá nhân, còn quan hệ chủ quyền quốc gia
là quan hệ cộng đồng các cá nhân trong quốc gia đó. Hai mối quan hệ cơ bản của
con người là nhân quyền và chủ quyền quốc gia không cùng một bậc, không cùng
một tuyến tiếp cận, và do đó, không thể đem so sánh cái này cao hoặc thấp hơn
cái kia. Việc quy chủ quyền quốc gia về cùng một bậc với nhân quyền, rồi coi
“nhân quyền” cao hơn “chủ quyền” là một việc làm khiên cưỡng, không lôgíc, phản
khoa học và thiếu tính thuyết phục. Đó là một sai lầm về mặt phương pháp luận,
một sự sai lầm từ gốc, nếu không nói đó là một sự đánh tráo khái niệm rất thô
thiển, trắng trợn, có dụng ý xấu về chính trị.
Trong
Khoản 2, Điều 4 và Khoản 2, Điều 7 của Hiến chương Liên Hợp quốc đã khẳng định
những nguyên tắc cơ bản về tôn trọng và đảm bảo sự bình đẳng về chủ quyền quốc
gia. Tuyên bố của Hội nghị thế giới về Nhân quyền tại
Viên (Áo) ngày 25-6-1993 ghi rõ: “Tất cả
các dân tộc đều có quyền tự quyết. Với quyền đó, các dân tộc tự do quyết định
thể chế chính trị của mình và tự do theo đuổi con đường phát triển kinh tế, xã
hội và văn hóa của mình” Cộng đồng quốc tế đã có những Tuyên ngôn và Công
ước về nhân quyền, trong đó có những chuẩn mực nhân quyền đòi hỏi tất cả các
nước phải tuân theo. Ngoài ra, không một quốc gia nào được lấy Hiến pháp, pháp
luật của mình để khống chế, áp đặt tiêu chuẩn và quan niệm nhân quyền cho nước
khác, càng không thể lấy đó để tạo cớ can thiệp thô bạo hoặc xâm phạm chủ quyền
của một quốc gia, dân tộc khác dưới bất cứ hình thức nào.
Đối
với người Việt Nam,
nhân quyền trước hết là quyền dân tộc tự quyết, dân tộc độc lập. Truyền thống
cộng đồng, truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, cũng như kinh
nghiệm cách mạng Việt Nam
trong những thập kỷ gần đây đều cho thấy, khi mất nước sẽ mất tất cả. Thực tế ở
Việt Nam,
bảo vệ và phát triển nhân quyền trước hết lại bắt đầu bằng quá trình giải phóng
dân tộc; nhân quyền chỉ có trong độc lập, tự do. Người Việt Nam đã phải hy
sinh xương máu của biết bao thế hệ mới giành được chủ quyền quốc gia, bởi “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”. Qua 30 năm qua, với đường lối
đổi mới đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đang từng bước thực
hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”. Đấy là biểu hiện cao nhất và cụ thể nhất của
nhân quyền Việt Nam, của sự
bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc Việt Nam.
Khác với các giai đoạn trước đây, hiện
nay điểm mới trong chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng là điểm mới trong việc
sử dụng luận điểm “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” của các thê lực thù địch là
song song với việc truyền bá hệ tư tưởng tư sản, lối sống, văn hóa là áp đặt
pháp lý đơn phương nhằm gây khó khăn, từng bước làm biến đổi chế độ xã hội ta.
Có thể nói về chiến lược của chủ
nghĩa đế quốc hiện nay là lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, lợi dụng luận
điểm “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” để can thiệp vào vấn đề dân tộc, tôn giáo,
phá hoại đại đoàn kết toàn dân tộc làm trọng tâm; lấy việc xây dựng tổ chức,
tạo dựng ngọn cờ và gây bạo loạn chính trị, tạo cớ móc nối với các thế lực bên
ngoài làm khâu đột phá. Ảo tưởng thành lập “Nhà nước Đêga độc lập” ở Tây
Nguyên, “Nhà nước Khmer Rôm” ở Tây Nam Bộ; “Vương quốc H’mông tự trị” ở Tây
Bắc; “Vương quốc Chăm” ở Nam Trung Bộ cùng với mưu đồ xây dựng các tổ chức
chính trị đội lốt tôn giáo phi pháp như “Tin Lành Đêga”, “Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thống nhất”, “Ủy ban liên tôn đấu tranh vì tự do tôn giáo”… là những
kịch bản đầy tham vọng của họ.
Bác bỏ luận điểm “Nhân quyền cao hơn
chủ quyền” trong bối cảnh chính trị quốc tế hiện nay, chúng ta cần nhận thức
đầy đủ, toàn diện về mục tiêu, chiến lược cách mạng của Đảng, về chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời chúng ta cần nắm chắc đặc điểm của
tình hình quốc tế liên quan đến cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người.
Trong điều kiện cơ chế quốc tế đã
hình thành, hiện nay, giải quyết những vấn đề nhân quyền chúng ta cần phải tính
đến các nhân tố quốc tế. Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” nói chung,
đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền là một
bộ phận của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cuộc đấu tranh này cần
phải phục vụ cho mục tiêu nhiệm vụ của chiến lược cách mạng hiện nay: xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế, văn hóa đồng thời mở rộng quan hệ
quốc tế, bảo vệ an ninh quốc gia và trậ tự an toàn xã hội.
Để giành được thắng lợi trong cuộc
đấu tranh này, chúng ta phải kiên quyết và kiên trì cuộc đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình”, bảo vệ vững chắc hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối quan điểm
của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; chủ động hợp tác quốc tế mở rộng trên
cơ sở tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đối
thoại bình đẳng. . . Đồng thời, giải quyết ngày càng tốt hơn các quyền công dân
và quyền con người cho nhân dân; xử lý kiên quyết đối với những phần tử cơ hội,
phản động trong nước và đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thể lực
thù địch nước ngoài./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét