Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

“Nhân quyền cao hơn chủ quyền” – Một học thuyết phi lý




                              
Một số “quan niệm” trên mạng xã hội có đưa ra một số luận điểm của các học giả phương tây cho là nhân quyền cao hơn chủ quyền đây là một luận điểm sai trái và nguy hiểm và mục đích của luận điểm này là gì?  Luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, cho đến hiện nay, xem ra vẫn là một “bảo bối” được các thế lực phản động, hiếu chiến thường xuyên sử dụng để đe doạ, can thiệp và tiến công một quốc gia dân tộc nào đó mà chúng cho là “vi phạm nhân quyền”. Như: các cuộc tiến công của Mỹ và đồng minh chống Nam Tư năm 1999, chống Irắc năm 2003 là những ví dụ điển hình về một liên minh đế quốc khổng lồ triển khai luận thuyết đó trên thực tế.  Vì thế, hơn lúc nào hết, các quốc gia dân tộc cần phải nêu cao cảnh giác, vạch rõ thực chất của luận thuyết này là gì, tính chất phản động về chính trị và phản khoa học của nó như thế nào, để không những làm cơ sở động viên sức mạnh toàn dân tộc, nêu cao ý chí quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của mình; mà còn là cơ sở cho việc tạo lập một mặt trận rộng rãi chống đế quốc của cộng đồng quốc tế. 
Nhân quyền là quyền con người và quyền con người ấy bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời với quyền thiêng liêng của cả dân tộc. Mọi sự tách ra, hoặc đối lập quyền của con người với quyền của quốc gia dân tộc đều là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn, sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hại. Không thể có được quyền con người đầy đủ, không thể có nhân quyền nếu như Tổ quốc không có độc lập tự do, nếu nhân dân lao động bị các thế lực thực dân, đế quốc bóc lột, dày xéo như kiếp “ngựa trâu”; muốn có nhân quyền thực sự thì vấn đề quyết định trước hết là phải giành cho được độc lập, tự do. Làm cách mạng để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thì đồng thời cũng đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; xây dựng chủ nghĩa xã hội là đưa nhân dân lao động lên làm chủ và đứng ra cai quản, tổ chức xây dựng xã hội mới, xây dựng, phát triển và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, là làm cho mỗi người và cả dân tộc đều “sung sướng” và “tự do”.
Vì thế, luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, từ trong bản chất đã là một luận thuyết sai lầm và phản động, thực chất là nhằm biện minh cho những hành động xâm lược, phi nhân tính của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực hiếu chiến. Thực chất luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, là, cái cớ để can thiệp vào các nước khác tạo dựng vi phạm nhân quyền, mất dân chủ, quyền con người cao hơn lợi ích quốc gia dân tộc thật vô lý. Những luận điệu đó không thể lừa bị được sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ta. Mà càng làm cho nhân dân ta nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa nhân quyền và chủ quyền. Và càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét