Khi bộ mặt thật của hình thức “đấu
tranh dân chủ” bị vạch trần, không còn là con bài hiệu nghiệm, đồng thời chứng
kiến thành công của mô hình “xã hội dân sự” đã lật đổ chế độ chính trị ở một số quốc
gia Đông Âu, Trung Đông bằng cái gọi
là “Cách mạng cam”, “Mùa xuân Ả rập”... Việt Tân và
các tổ chức ngoại vi của mình bắt đầu chuyển sang hình thức này nhằm che đậy bản chất khủng bố của mình,
để qua mặt các tổ chức quốc tế, cũng như những quy định ràng buộc của Liên hợp
quốc.
Một số tổ chức tự xưng hoạt động trong lĩnh vực
xã hội dân sự được tay chân Việt Tân đội lốt “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước
lập ra như “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội anh em dân chủ”, “Quỹ tù nhân
lương tâm”, “Hội bầu bí tương thân”… Các tổ chức này được dựng lên một phần
dùng để chiêu dụ những người cả tin đồng thời vẽ ra các dự án nhằm xin quỹ từ
nước ngoài. Với những dự án như tổ chức vận động nhân quyền (dã ngoại nhân quyền,
café nhân quyền…), thúc đẩy truyền
thông “lề trái”... đều được lên kế hoạch tỉ mỉ từ khâu “chế biến” nhân sự, chi
phí để đi xin tiền. Các tổ chức này không hề thúc đẩy cho xã hội dân sự lành mạnh
tại Việt Nam, mà ngược lại còn làm sai lệch cách hiểu của xã hội dân sự thành
tổ chức chính trị chống đối bên ngoài hệ thống nhà nước.
Một cách
khác được Việt Tân đẩy mạnh sử dụng là thao túng những nhân vật cầm đầu các hội
nhóm “chống đối tự phát”, như No-U, Hoàng Sa, Diễn đàn Xã hội dân sự… Việt Tân
thường gợi ý, giúp những nhóm này tìm ngân quỹ từ nước ngoài, công khai “ràng
buộc” các thành viên cốt cán rồi tung hê trên mạng như khẳng định về “thành
công”, thực lực trong nước. Mới đây, đại diện Công an TP.HCM cho biết cơ quan
chức năng đã xác định Việt Tân liên quan tới sự việc tụ tập đông người ở khu vực
trung tâm thành phố trong các ngày 1 và 8.5.2016. Tổ chức này đã phối hợp chặt
chẽ với đầu mối trong nước lợi dụng chiêu bài “bảo vệ môi trường” để kích động
tụ tập, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, phá hoại kinh tế.
Tuy nhiên,
những thủ đoạn mới này cũng nhanh chóng bị chính cộng đồng người Việt hải ngoại và thậm chí những nhóm chống
đối chính trị khác lên án và cảnh báo công khai. Theo họ, Việt Tân và chân rết
của mình đã “làm hỏng những ý nghĩa tốt đẹp của “xã hội dân sự”, tức bằng những thủ
đoạn, chiêu trò của một tổ chức bản chất là giống mafia. Bản chất gốc của các tổ
chức “xã hội dân sự” không phải
để đấu tranh chính trị hay lật đổ, chống đối mà là để thẩm định chất lượng quản
trị đất nước của chính phủ, trở thành kênh vận động và kết nối thông tin giữa
người dân và chính quyền. Tuy nhiên, do tính chất khó phân biệt giữa cơ chế xã
hội và đấu tranh chính trị nên các tổ chức chống chính quyền cực đoan lợi dụng
xã hội dân sự như quân bài chiến lược để làm vỏ bọc và thu hút đám đông.
Do các quy định
chặt chẽ của Liên Hiệp Quốc, các “quỹ dân chủ” không thể rót tiền cho các đảng
phái chống đối, kêu gọi lật đổ chính phủ một nước. Bởi thế, Việt Tân không thể
nhận tiền hỗ trợ trực tiếp từ các quỹ này trong khi ngân quỹ ngày càng eo hẹp
vì bị cộng đồng tẩy chay, vạch mặt. Các tổ chức ngoại vi không thể xin tiền từ
bà con hải ngoại dễ như trước, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Việt
Tân chỉ có con đường duy nhất là núp bóng các tổ chức “xã hội dân sự”. Nhân sự
các “tổ chức xã hội dân sự” này khá quen thuộc vì những tuyên bố, hành động chống
đối trên mạng ảo lẫn đời thật và mỗi người thường nằm trong nhiều tổ chức cùng
lúc.
Tuy nhiên,
dù vỏ bọc có tinh vi đến đâu thì người dân VN đều dễ dàng nhìn ra bản chất của
Việt Tân, luôn đề cao cảnh giác, không lung lạc hoặc nghe theo các luận điệu
kích động, tăng cường ý thức bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ sự bình yên cho
cộng đồng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét