Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Bàn cái gọi là “Phong trào tự ứng cử” và cái “vòng gửi xe”



Lâu nay, hễ nói đến cụm từ “Phong trào” người ta dễ liên tưởng ngay đến các phong trào thi đua yêu nước mà ở đó nó cỗ vũ, động viên, khơi dậy, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể. Nhằm cống hiến tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước. Hiểu một cách giản đơn, tạo ra phong trào là để mọi người hăng hái thi thố, thể hiện tài năng, tinh thần trách nhiệm trong công việc để vươn tới những đỉnh cao thành tích.
Ấy vậy mà, cụm từ “Phong trào” này mấy ngày qua đã có sự “chuyển hóa” trong tư duy của mấy “nhà dân chủ” đang kêu gọi, đang vận động, thúc đẩy nhằm tạo ra cái gọi là “phong trào tự ứng cử” và nghiễm nhiên, lợi dụng dân chủ, ông Nguyễn Quang A; Nguyễn Tường Thụy; Võ An Đôn…đã cố tình tạo ra “phong trào tự ứng cử” đại biểu Quốc hội khóa XIV. Họ cho rằng hành động đó đã “đóng góp” những tiếng nói quan trọng thúc đẩy hơn nữa dân chủ ở Việt Nam.
 Ơ hay, Quốc hội là cơ quan lập pháp tối cao được nhân dân sáng suốt bầu chọn, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, tiếng nói của nhân dân. Vậy mà giờ đây theo quan điểm của các “nhà dân chủ” lại trở thành cái chợ ai thích vào thì vào, ai thích ra thì ra theo kiểu “Phong trào” hay sao?. “Mong” các “nhà dân chủ” hãy tự soi lại mình, đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu quốc hội được quy định tại điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội để xem mình đã đủ đức, đủ tài chưa hay chỉ là kéo dài thêm “bảng thành tích chống phá” mà thôi. Chiểu theo những quy định trong điều luật này thì thấy rõ ngay mục đích tự ứng cử của các “nhà dân chủ” là đang cố tình lợi dụng dân chủ để tìm cách chống phá. Bởi động cơ của họ đã quá rõ ràng khi họ không hề dấu diếm mục đích tự ứng cử. Trong một bài trả lời phỏng vấn đài BCC Tiếng Việt, Nguyễn Quang A tuyên bố rằng ổng “tham gia ứng cử là để phá hoại cuộc bầu cử khóa XIV”; còn Nguyễn Công Vượng– một nghệ sỹ hài thì xem tự ứng cử như buổi đi diễn hài vô thưởng, vô phạt, Vượng cho rằng “được thì vui, không được cũng vui”….Như vậy, từ một Nguyễn Quang A ảo tưởng về cái gọi là dân chủ rồi điên cuồng chống phá đã kéo theo lắm kẻ adua mà chẳng biết mình đang hành động vì cái gì, cho ai. Thật là?
Mượn cái danh dân chủ để thực thi cái mục đích tối tăm, các “nhà dân chủ” vốn chẳng có chút uy tín gì với nhân dân đã nhanh chóng bị loại ở vòng hiệp thương lấy ý kiến, tín nhiệm của nhân dân nơi cư trú: Nguyễn Quang A (6/75 phiếu tín nhiệm), Phạm Văn Thành (0/72); Phan Văn Phong (1/68);  Nguyễn Xuân Diện (6/66); Võ An Đôn (29/86)….Để rồi các “nhà dân chủ” lại kêu gào rằng họ bị ép buộc, rằng phải tẩy chay các vòng hiệp thương….
Mấy ông nên nhớ rằng Dân rất công tâm, dân không bao giờ phán xét sai cho ai điều gì. Vì vậy, không thể có chuyện ông kêu gào rằng ông tài giỏi, ông tâm huyết vì nước, vì dân mà lại bị chính những người dân cùng nơi cư trú phản đối. Con người thế nào? Tốt hay xấu, tài năng đến đâu, tâm đức thế nào đều được phản ảnh trung thực, chính xác, công tâm qua “lăng kính” nhân dân. Bác Hồ từng dạy những người đảng viên rằng: trước nhân dân “không phải khắc lên trán hai chữ Cộng sản là được nhân dân tín nhiệm”. Đằng này, những kẻ háo danh, kiêu ngạo, hàm hồ, rỗng tuyếch như mấy “nhà dân chủ” kia mà lớn tiếng đòi nhân dân tín nhiệm?. Điểm lại “hành trang” của mấy “nhà dân chủ” khi tham gia “phong trào tự ứng cử” ta chẳng thấy tâm, trí, đức, mỹ ở đâu mà toàn chỉ thấy động cơ hèn mọn, thái độ cay cú, hành động điên cuồng…Chỉ dạo qua mấy điểm cũng đủ biết là các ông đã không qua nổi “vòng gửi xe” là chẳng có gì phải bàn cãi. “Phong trào tự ứng cử” cũng tự nhiên mà chết yểu luôn ở ngoài “vòng gửi xe”./.
Text Box: Điều 22 – Luật Tổ chức Quốc hội quy định Tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội:
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật, có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.


         





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét