Trong thời gian qua, thực hiện chiến lược “Diễn biến
hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch cùng với những kẻ
bất mãn với chế độ chính trị XHCN ở Việt Nam đã ra sức rêu rao kêu gọi thực
hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” nhằm “kích thích” sự bất ổn
định chính trị - xã hội ở nước ta nhất là trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2016) và thành công của Đại Hội đại biểu
tòa quốc lần thứ XII của Đảng. Vậy thực chất luận điệu này là gì và ở Việt Nam
có cơ sở cho sự tồn tại của đa nguyên, đa đảng hay không?
“Đa nguyên chính trị” là một
khuynh hướng xã hội - triết học, tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các
nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong một xã hội nhất định. Nó
xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, thời điểm này giai cấp tư sản đóng vai trò là
lực lượng xã hội tiến bộ, tích cực trong phong trào đấu tranh chống phong kiến,
bảo vệ quyền bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển
quyền tự do dân chủ tư sản. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, ý nghĩa tích cực ban đầu của đa
nguyên, đa đảng dần biết mất. Thay vào đó, nó trở thành một thủ đoạn để điều
chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có
lực lượng ngang bằng nhau và là lá bài “dân chủ” nhằm tạo ra những thứ cần
thiết để che đậy chính sách và nền tảng của các hoạt động phản cách mạng, bảo
đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản.
Khi chủ nghĩa xã
hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành phương tiện để các thế lực thù
địch đánh lạc hướng tư tưởng của quần chúng thông qua việc đòi mở rộng quyền tự
do dân chủ vô chính phủ, xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế
độ đa đảng… theo đó từng bước vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN. Từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu
những năm 90 của thế kỷ XX, có thể nói rằng, các thế lực thù địch đã thành công
nhất định trong sử dụng chiêu bài “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” để
chống phá CNXH. Với việc chấp nhận bỏ Ðiều 6 trong Hiến pháp Liên Xô, dẫn đến
tình trạng xuất hiện đa đảng và hậu quả là ÐCS Liên Xô dần đánh mất quyền lãnh
đạo, Liên Xô nhanh chóng rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Hiện thực đau xót này
cũng chính là bài học đắt giá về thực thi dân chủ sai nguyên tắc đối với các
nước XHCN hiện tại cũng như cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ trên thế giới hiện
nay.
Thực chất
của “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là sự phân chia, tranh giành quyền
lực của các lực lượng chính trị trong xã hội khi không có sự điều hòa về lợi
ích; đó cũng chính là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp. Hiện nay,
hầu hết các nước tư bản đều thực hiện đa nguyên, đa đảng. Bề ngoài thì các đảng
chính trị có vẻ như được tự do, bình đẳng tranh cử để trở thành đảng cầm quyền,
chi phối Quốc hội và Chính phủ. Nhưng thực chất bên trong, chỉ có những đảng
nào được sự hậu thuẫn của các thế lực tư bản độc quyền mới có thể giữ được vai
trò lãnh đạo và suy cho cùng thì tất cả đều bảo vệ cho lợi ích duy nhất của một
giai cấp, đó là giai cấp tư sản. Thực tế cho thấy, Mỹ là quốc gia có 112 đảng,
nhưng chỉ có hai đảng (Cộng hòa và Dân chủ) thay nhau cầm quyền, bởi chúng nhận
được sự tài trợ của các tập đoàn kinh tế, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư
sản. Theo đó, dân chủ ở Mỹ nói riêng và các nước tư bản chủ nghĩa nói chung
cũng chỉ là nền dân chủ tư sản - một nền dân chủ phục vụ cho thiểu số, đó là
các nhà tư bản tài phiệt. Nói cách khác, đa nguyên, đa đảng đã không những
không mang lại lợi ích và dân chủ “thật sự” cho nhân dân mà còn vi phạm quyền
dân chủ của nhân dân, chế độ đa nguyên, đa đảng không phải là cơ sở để bảo đảm được dân chủ đích thực.
Đối với
chủ nghĩa xã hội, dân chủ thuộc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bản chất
của chế độ dân chủ XHCN là quyền làm chủ thực tế trên mọi lĩnh vực xã hội của
nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và thông qua sự quản lý
của nhà nước XHCN. Cơ sở khách quan qui định bản chất chế độ dân chủ XHCN là
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và bản chất chính trị - xã hội của giai cấp
công nhân. Nền dân chủ vô sản gắn chặt với cuộc đấu tranh vì CNXH, cho nên, nó
chỉ có thể được thực hiện bằng con đường thiết lập quyền lãnh đạo của giai cấp
công nhân đối với toàn bộ xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản.
Từ lý luận cũng như thực tiễn cách
mạng thế giới, cho ta thấy rằng, chế độ đa đảng không phải là dấu hiệu của dân
chủ, chế độ một đảng không phải là nguyên nhân của mất dân chủ. Cái gốc để bảo
đảm dân chủ hay không dân chủ là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai, hay nói
cách khác là nó phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền. Vì vậy, sự rêu rao
“đa đảng là dân chủ, độc đảng là độc tài” chỉ là những trò lừa mị dân muốn lái
sự suy nghĩ và hành động của nhân dân đi theo hướng của lợi nhuận và sức mạnh
của các tập đoàn tài chính đầu sõ, là sự đe dọa cuộc đấu tranh cho hòa bình,
tiến bộ.
Ở Việt Nam,
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được Hiến pháp (1980, 1992 và
2013) khẳng định là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong các kỳ đại
hội, Đảng luôn nhất quán về vấn đề này. Điều này hoàn toàn không xuất phát từ ý
muốn chủ quan của Đảng hay của bất kỳ một lực lượng nào, mà nó được xây dựng
trên cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Nhìn lại lịch sử dân tộc, trong
bối cảnh cách mạng Việt Nam bế tắc về đường lối, dưới ánh sáng của Cách mạng
Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
chức tiến tới thành lập một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân - Đảng
Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc đã đoàn kết thực hiện thành công
Cách mạng Tháng 8 năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tiến
hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến trường ký, giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, đưa cả nước cùng đi lên CNXH.
Từ sau năm 1975 đến nay, nền chính
trị nhất nguyên với vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam được
củng cố và phát triển toàn diện. Đặc biệt, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có
ý nghĩa thời đại. Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, duy trì được
tốc độ tăng trưởng khá, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; an ninh
chính trị được giữ vững; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng
cao; dân chủ xã hội ngày càng được bảo đảm… Điều đó một lần nữa khẳng định nhất
quán về vai trò lãnh đạo độc tôn của ĐCS Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc trước kia, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN hiện nay. Như vậy, thể chế nhất nguyên - một đảng lãnh đạo ở Việt
Nam
hoàn toàn không đồng nghĩa với việc mất dân chủ như các thế lực thù địch đã và
đang ra sức xuyên tạc.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng,
trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam không tránh khỏi những sai lầm,
khuyết điểm. Song, Đảng ta đã dám nhìn thẳng vào sự thật để rồi nghiêm túc tự
chỉnh đốn, tự đổi mới để từng bước xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ.
Chúng ta cũng không phủ nhận một thực tế rằng, trong xã hội vẫn còn những biểu
hiện thiếu dân chủ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… nhưng đó chỉ là những hiện
tượng riêng lẻ, là những hạn chế cụ thể trong quá trình xây dựng nền dân chủ
XHCN. Không thể xem đó là bản chất của Đảng; cũng không thể coi đó là bản chất
của nền dân chủ XHCN mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang gắng sức xây
dựng; càng không thể xem đó như là cơ sở để tạo cớ đòi “đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập” ở Việt Nam.
Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay
không có cơ sở xã hội cho sự tồn tại của chế độ đa đảng. Hệ thống chính trị ở
Việt Nam
vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, bảo đảm
cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaViệt Nam bây giờ mà đa đảng là loạn ngay.
Trả lờiXóaLàm gì có đảng nào ngoài Đảng cộng sản Việt Nam mà có đủ tâm và tâm để lãnh đạo đất nước bây giờ?
Cũng đừng bao giờ mơ tưởng về một đảng nào đó do các thế lực thù địch bên ngoài đứng sau lưng lại quan tâm đến lợi ích của cả dân tộc.
Việt Nam không có khái niện đa đảng. Chỉ một Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã hiến định. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội
Trả lờiXóaChính xác rồi
Trả lờiXóa