Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

KHÔNG THỂ TÁCH RỜI PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI QUỐC PHÒNG – AN NINH



Thời gian vừa qua, lợi dụng vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí và vấn đề dân tộc, tôn giáo các thế lực thù địch không ngừng tăng cường thực hiện âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam. Xung quanh vấn đề kết hợp phát triển kinh tế gắn với quốc phòng – an ninh có ý kiến cho rằng: đây là hai lĩnh vực tách biệt, trong đó quốc phòng – an ninh chịu sự chi phối bởi sức mạnh kinh tế của đất nước. Do vậy, chỉ nên tập trung phát triển kinh tế thì ắt sức mạnh quân sự sẽ được tăng cường; hay có quan điểm cho rằng Quân đội, Công an chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia còn tham gia phát triển kinh tế thì chỉ làm cho nền kinh tế chậm phát triển. Vì vậy, không nên kế hợp phát triển kinh tế với QPAN. Đây là  quan điểm hoàn toàn sai trái
Kết hợp kinh tế với quốc phòng là hoạt động có tính chủ động của nhà nước trên cơ sở nhận thức những quy luật kinh tế - xã hội khách quan, nhằm gắn chặt hai lĩnh vực xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng trong một quá trình thống nhất, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển, đảm bảo cho mọi hoạt động của xã hội đều dẫn đến sự mạnh lên cả về kinh tế và quốc phòng, làm cho mỗi bước phát triển kinh tế đều có tác dụng nâng cao tiềm lực quốc phòng và mỗi bước củng cố quốc phòng đều tạo thuận lợi cho phát triển và bảo vệ nền kinh tế. Kết hợp kinh tế với quốc phòng là quy luật của tất cả các quốc gia trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Kinh tế vơi quốc phòng, an ninh có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với quốc phòng, an ninh. Hoạt động kinh tế tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống xã hội. Ngược lại quốc phòng, an ninh có tác động to lớn đối với phát triển kinh tế. Quốc phòng mạnh sẽ tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế, bảo vệ những thành tựu mà nền kinh tế tạo ra.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ hàng ngàn năm trước tổ tiên ta đã sử dụng nhiều kế sách khác nhau trong chống giặc ngoại xâm. Trong đó, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng đã được ông cha ta vận dụng như một cách sáng tạo như: chính sách “ngụ binh ư nông”, “Tĩnh vi nông, động vi binh” và những tư tưởng lớn như “ Khoan thư sức dân để thực hiện kế sâu rễ, bền gốc”.
Ngay từ sau ngày miền Bắc được giải phóng, đất nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tháng 11 năm 1958, BCHTƯ Đảng (khoá II) tại kỳ họp thứ 14 đã khẳng định: "Phải kết hợp củng cố quốc phòng với xây dựng hậu phương vững chắc” . Đến tháng 9 năm 1960 tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ  III, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng".
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước thống nhất và đi lên CNXH. Đảng ta chủ trương thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quá trình xây dựng và BVTQ. Chủ trương đó được xác định là một nội dung trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH và đã được Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976) thông qua, được tổ chức chỉ đạo nhất quán trong tất cả các ngành, các cấp trong cả nước. Trên cơ sở tổng kết, rút ra những bài học từ những kết quả đạt được, Đảng ta qua các kỳ Đại hội từ Đại hội V, VI, VII, VIII, IX, X của Đảng, đã tiếp tục khẳng định thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa trong công cuộc xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN trong điều kiện lịch sử mới. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện đường lối quốc phòng an ninh do Đại hội XI của Đảng đề ra cũng như tổng kết 30 năm công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Đại hội XII của Đảng một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế nhất là trên địa bàn vùng sâu, vùng xa “ Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược”
Từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay đòi hỏi phải gắn  chặt hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.  Phát triển kinh tế là cơ sở để củng cố quốc phòng, an ninh. Củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc là điều kiện để giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế. Quan điểm tách rời phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh là quan điểm sai trái và có mưu đồ phản động./.

1 nhận xét: