Xuyên tạc
quan điểm, đường lối cải cách tư pháp là một trong những hoạt động nguy hiểm
trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch thời gian qua.
Âm mưu, ý đồ của chúng là hướng đến tách biệt tổ chức, hoạt động của cơ quan tư
pháp (trong đó có Cơ quan điều tra) ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Với âm mưu thâm độc đó, các thế lực thù địch tăng cường tuyên truyền, phá
hoại tư tưởng về cải cách hệ thống tư pháp. Đặc biệt, trước, trong và sau Đại
hội XIII của Đảng, khi toàn bộ hệ thống tổ chức cơ sở Đảng tiến hành tổng kết
thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
cải cách tư pháp (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 49) để chuẩn bị ban hành các
nghị quyết quan trọng về vấn đề này.
Hoạt động tuyên truyền phá hoại,
xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm vào tất cả các bộ phận của cơ quan tư
pháp (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án; hệ thống các thiết chế tư pháp,
bổ trợ tư pháp…), trong đó chúng “khoét sâu” vào những hạn chế, bất cập của hệ
thống tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra. Luận điệu phổ biến là đả phá
vào cấu trúc cơ quan điều tra và cho rằng, cấu trúc tổ chức cơ quan điều tra
hiện tại là “lạc hậu”, là “biến dạng”, thiếu tính “độc lập”; một số đối tượng
còn cho rằng “cơ quan điều tra Việt Nam chỉ là công cụ của Đảng, dùng để đàn áp
người chống đối”.
Nguy hiểm hơn, chúng còn sử dụng
một số vụ án phức tạp, oan sai, kéo dài để “thổi phồng”, gây tâm lý hoang mang,
hoài nghi năng lực của hệ thống cơ quan điều tra, từ đó làm giảm sút lòng tin
của Nhân dân đối với cơ quan điều tra các cấp…
Như vậy, thực tiễn đã khẳng định,
quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra là quan
điểm xuyên suốt, nhất quán trong tiến trình cải cách tư pháp, góp phần xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình
mới.
Qua tổng kết 15 năm thực hiện
Nghị quyết số 49, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 84-KL/TW (sau đây viết tắt
là Kết luận số 84) và chỉ đạo: đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy toà
án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả theo quy định của Hiến pháp năm 2013”. Quán
triệt chỉ đạo trên, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án: “Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng
đến năm 2045” đã xây dựng Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2021, trong đó giao
Bộ Công an xây dựng chuyên đề “Cải cách tư pháp trong cơ quan điều tra đến năm
2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Để có thêm luận cứ, luận điểm
tham mưu các cấp lãnh đạo trong đổi mới hệ thống tổ chức, hoạt động của cơ quan
điều tra, cần thống nhất một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, quá trình tổ chức nghiên cứu, sắp xếp lại hệ thống cơ quan điều tra
của Công an nhân dân theo Đề án số 247 về nâng cao năng lực cơ quan điều tra
giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 cần lồng ghép, tích hợp các
nội dung với chuyên đề “Cải cách tư pháp trong cơ quan điều tra đến năm 2030,
định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện các quy định của luật pháp có liên quan đến tổ
chức và hoạt động điều tra nói chung, của cơ quan điều tra nói riêng, với các
nội dung sau:
(1) Những thay đổi về tổ chức bộ
máy cơ quan điều tra trên thực tế cần được điều chỉnh, cập nhật ngay
trong Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
(2) Xây dựng tiêu chí xác định vụ
án có liên quan đến an ninh quốc gia hoặc như thế nào là để khách quan, bảo đảm
sự phân công hợp lý cơ quan điều tra trong trường hợp trái với thẩm quyền theo
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức
cơ quan điều tra hình sự;
Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ quan điều tra.Theo đó, cần tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cơ quan điều
tra, bảo đảm “vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ điều tra, có khả năng giải quyết
các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra”. Vì vậy, Đảng ủy Công an Trung ương,
Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần tiếp tục chỉ đạo
các đơn vị liên quan xây dựng công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư
pháp hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét