Con người trung tâm của vũ trụ và phụ nữ là trái tim của nhân loại. Trong lịch sử phát triển của mình, nhân loại đã sản sinh ra vô số những cung bậc giá trị
văn hóa, những khám phá lịch sử, những phát minh thời đại làm thay đổi mọi mặt cuộc sống của chúng ta và
đa số chúng đã bị bánh quay thời gian chồi vùi trong quá khứ. Tuy nhiên, nó một giá trị vĩnh hằng được sản
sinh từ sơ khai, tồn tại cùng năm, tháng và tỏa sáng cùng tương lai đó là phẩm
chất cao quý của người phụ nữ - người vợ - người mẹ.
Lịch sử dân tộc
ta là lịch sử của dựng nước và giữ nước từ thời vua Hùng đến thời đại Hồ Chí
Minh. Ở bất cứ thời kỳ nào, phụ nữ Việt cũng luôn mang trong mình dòng máu con Lạc, cháu Hồng với sức sống mãnh liệt, khát vọng độc lập, phát triển và
ý chí tự chủ, tự lực, tự cường. Những
kết tinh ấy đã trải qua biết
bao thăng trầm, thử thách của lịch sử mà vẫn vẹn nguyên giá trị, chắp cánh cho phụ nữ Việt Nam viết tiếp những
trang sử hào hùng, góp phần bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam đầy tính nhân văn, mang tính thời đại.
Trong các triều
đại phong kiến, tuy bị bó buộc bởi các phong tục tập quán lạc hậu
song phụ nữ Việt không vì thế mà lu mờ đi phẩm chất, nhân cách của
mình. Trong vô số những nhân cách sáng ngời, đặc biệt, tấm gương của hai Bà Trưng trong khởi nghĩa
chống quân nam Hán là hiện thân của cốt cách phụ nữ Việt. Trong Thiên Nam ngữ
lục ghi lời thề của Trưng Trắc: “Một xin rửa sạch nước thù/ Hai xin dựng lại
nghiệp xưa họ Hùng/ Ba kêu oan ức lòng chồng/ Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh
này”. Trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, vua Tự Đức nhà Nguyễn có
ghi “Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa,
làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng
cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách”.
Tiếp nối truyền
thống, bước vào thời
đại Hồ Chí Minh, cốt cách của người phụ nữ Việt Nam tiếp tục được
tỏa sáng rực rỡ trong 2 cuộc trường
chinh giành lại độc lâp, thống nhất non sông và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc hiện nay. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thự dân Pháp, đế quốc Mĩ, lớp lớp các thế hệ người phụ nữ Việt Nam đã không ngại hi
sinh, gian khổ, vừa đảm đang thay chồng
sản xuất, nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ già vừa trực tiếp tham gia chiến đấu anh dũng bảo vệ quê hương,
đất nước như: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Chiên, Đinh Thị Vân, Chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị, Mẹ
Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ , Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hẹ...
Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam có
nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi để hiện thực hóa khát vọng
phát triển, khẳng định vị trí, vai
trò trong gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam cũng đứng trước không ít những khó khăn, thử thách
nhất là tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự xâm lăng văn hóa thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân... Tuy nhiên,
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam vẫn tỏa
sáng. Trên thực tế, ngày càng có nhiều
phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn cả nam giới và đã xung kích vào các lĩnh vực mới
với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Phụ nữ đã tự tin, bản lĩnh trong ứng cử, đề
cử, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận...
Phải khẳng định
rằng, trong thời đại của Hồ Chí Minh, những định kiến, ràng buộc lạc hậu và
tiêu cực đã bị phá bỏ hoàn toàn. Chất lượng bình đẳng giới và nhận thức về vai
trò cũng như vị thế của phụ nữ đã thay đổi toàn diện và thực sự. Phụ nữ Việt
Nam đã trở thành chủ thể, định hình xã hội; không chỉ bị giới hạn trong công việc
nội trợ mà còn tích cực tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,
và nhiều lĩnh vực khác. Không ít phụ nữ đã đạt được những thành tựu và địa vị rất
cao trong mọi lĩnh vực, được cả đất nước và cộng đồng quốc tế công nhận và tôn
vinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét