Ngày 30/11/2023, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Quang Nguyên tán phát bài “Người Mông báo cáo Liên hợp quốc về việc bị Chính phủ Việt Nam kỳ thị”. Chúc ta cần phải khẳng định rằng, nội dung trên là hoàn toàn bịa đặt sai sự thật, vu cáo, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Chính sách Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ
bản, nhất quán, xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Việt Nam. Ngay trong
Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “tất cả mọi người đều
sinh ra bình đẳng”. Bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở việc tất cả các dân tộc
đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
không phân biệt là dân tộc thiểu số hay đa số, thành phần chủng tộc, trình độ
phát triển.
Bình đẳng
giữa các dân tộc là nguyên tắc Hiến định. Hiến pháp Việt Nam luôn ghi nhận nội
dung này. Cụ thể: Hiến pháp năm 1946 quy định: “Tất cả quyền bính trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”, “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân
thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”. Hiến
pháp năm 1959 quy định: “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết
giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm
cấm”. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam,
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc...”. Hiến
pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực
hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc... Nhà nước
thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu
số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.
Trên cơ
sở Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã cụ thể hóa các
nguyên tắc nêu trên tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tính đến tháng
11-2020, có 85 luật, bộ luật (với 267 điều khoản), 52 nghị định của Chính phủ,
49 thông tư và thông tư liên tịch quy định các nội dung về công tác dân tộc.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta cũng khẳng định:
“Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các
dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với
sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị
và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của
các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”.
Tại Đại
hội XIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu
quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn
hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng
vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách
dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào
các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều,
bền vững”.
Bình đẳng
giữa các dân tộc không có nghĩa là Đảng, Nhà nước ta cào bằng chính sách đối với
tất cả các dân tộc mà có sự ưu tiên, hỗ trợ đặc thù để các dân tộc được phát
triển ngang nhau. Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan,
khiến cho trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống của đồng bào tại
nhiều nơi còn khó khăn, có sự chênh lệch. Cả nước hiện nay có 32 dân tộc còn gặp
nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù. So với mặt bằng chung của cả
nước, tỷ lệ hộ nghèo vùng sâu, vùng xa còn cao, công tác giảm xóa đói giảm
nghèo còn chưa bền vững; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa
các dân tộc ngày càng tăng.
Chính vì
vậy, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có những giải pháp ưu tiên để hỗ trợ, nâng cao
đời sống, trình độ phát triển vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm đồng bào được hưởng
thành quả của sự phát triển. Trong đó, Đảng, Nhà nước khuyến khích các dân tộc
thiểu số phát huy sức mạnh nội lực, tự vươn lên phát triển kinh tế, xã hội,
theo kịp trình độ phát triển chung của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét