Trong những năm gần đây, các phần tử cơ hội đưa ra thuyết “Đảng trị” với ý đồ xấu xa là đòi xoá bỏ
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ XHCN, chúng cho rằng sự
lãnh đạo một Đảng ở Việt Nam mâu thuẫn với học thuyết Mác Xít, một Đảng lãnh
đạo đã dẫn đến chế độ “Đảng trị”, gây tai họa cho XH, không có tự do dân chủ,
có một Đảng lãnh đạo thì kéo theo nhiều thứ “độc”: độc tài, độc quyền, độc đoán
và khi nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì
đương nhiên thượng tầng kiến trúc phải chuyển sang chế độ đa đảng mới phù hợp
với học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác. Họ cho rằng chỉ có chế độ đa
đảng thì người lãnh đạo mới “chính đáng”, để có dân chủ, phải đa nguyên về chính trị; thực
hiện phát triển kinh tế thị trường mà vẫn duy trì chế độ nhất nguyên về chính
trị, một đảng duy nhất cầm quyền sẽ là một mâu thuẫn lớn gây bi kịch cho dân
tộc. Từ đó, những người theo quan điểm này đề nghị phải xác lập chế độ đa đảng
đối lập, phải xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp.
Trước tình hình trên
Đảng ta đã khẳng định: Định hướng XHCN dứt khoát phải thực hiện chế độ một
đảng, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đây là một nguyên tắc nhất quán của Đảng ta, nhằm nâng cao năng lực, sức
chiến đấu để Đảng ngang tầm với nhiệm vụ và tình hình mới.
Nhìn lại chế độ đa nguyên
chính trị ở các nước TBCN về hình thức có vẻ rất dân chủ, các đảng đều có quyền
tự do tranh luận, ứng cử và bầu cử... để trở thành Đảng cầm quyền. Nhưng thực
chất chỉ có những đảng lớn, có thế lực và có sự hậu thuẫn của các tập đoàn tư
bản lớn, mới có khả năng thắng cử và trở thành đảng cầm quyền. Các đảng lớn
thay thế nhau cầm quyền nhưng xét cho cùng dù là đảng nào trong giai cấp tư sản
giành thắng lợi thì mục tiêu chính trị cũng là phục vụ giai cấp tư sản. Cho
nên, về thực chất, “Đa nguyên chính trị tư sản” cũng là nhất nguyên chính trị
của giai cấp tư sản mà thôi, các đảng cầm quyền tư sản luôn tìm mọi cách che đậy thực chất của sự chuyên
chính tư sản và họ cố gắng điều chỉnh phần nào quan hệ lợi ích giữa các giai
cấp và tầng lớp để làm dịu bớt những mâu thuẫn của CNTB bằng các chương trình
phát triển KT-XH, các chính sách an sinh XH...
Dưới CNXH, Đảng cộng sản là lực lượng duy
nhất lãnh đạo quần chúng giành chính quyền từ giai cấp bóc lột. Sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam là thực hiện sự chuyên chính của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động đối với bất cứ ai chống lại lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động, dân tộc Việt Nam và con đường của nhân dân ta đã được lựa
chọn; đồng thời, cũng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo toàn bộ quyền lực nhà
nước ta thực sự là của nhân dân. Nếu thực hiện “đa nguyên chính trị” “đa đảng
đối lập”, thì điều này không những trái với quy định của lịch sử cách mạng Việt
Nam, mà còn tổn hại đến lợi ích nhân dân lao động và tiền đồ của dân tộc.
Trong bối cảnh hiện nay, các phần tử cơ hội
chính trị cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam là độc đảng sinh ra độc đoán, độc
tài, độc quyền, mất dân chủ ... Nhưng họ đã bỏ qua một sự thật thực tế là trong
đường lối lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn kiên trì giữ vững
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Phấn đấu thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hiện nay, trước những
diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước; trước sự chống phá
quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; trước yêu cầu mới của
sự nghiệp đổi mới và trước thực trạng yếu kém bất cập trong công tác xây dựng
Đảng, đòi hỏi Đảng ta phải quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng Đảng, xem
công tác xây dựng Đảng không những là vấn đề có tính quy luật, mà còn là vấn đề
cấp bách hiện nay. Sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng cầm quyền là công việc
cực kỳ khó khăn, phức tạp. Song, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng rằng: Đảng cộng sản
Việt Nam có đủ bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng trong tình hình mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét