Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

LỄ GIÁNG SINH - MINH CHỨNG SINH ĐỘNG VỀ TỰ DO, TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 


Lễ Giáng sinh hay còn gọi là Noel ở Việt Nam thường diễn ra từ tối 24 đến hết ngày 25/12, là thời điểm để mọi người có thể đi lễ, vui chơi, tặng quà và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Tại Việt Nam, lễ Giáng sinh không chỉ dành cho những người theo đạo Thiên Chúa mà giờ đây đã trở thành dịp vui chơi của nhiều người, nhất là với giới trẻ. Qua đó, lễ Giáng sinh góp phần tạo nên một bức tranh đa sắc màu về tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân. Thực tiễn đó phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, vu cáo Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo”…

Việt Nam - một quốc gia đa tôn giáo. Điều 18, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài…) song hành cùng các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Ở nước ta, các tôn giáo luôn luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tôn giáo có đức tin và hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi thức tôn giáo riêng, là đặc trưng để phân biệt tôn giáo này với tôn giáo khác. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tôn giáo vẫn có điểm tương đồng. Người viết: “Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Theo Bác, những giá trị đạo đức của tôn giáo như bác ái, từ bi, nhân nghĩa… rất phù hợp với đạo đức của truyền thống dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Ngày nay, ở Việt Nam, lễ Giáng sinh đã vượt ra khỏi giáo đường của đạo Công giáo. Lễ Noel dần dần trở thành một sinh hoạt cộng đồng. Trong đêm Giáng sinh, người theo đạo vẫn thực hành những nghi thức, nghi lễ truyền thống của đạo Công giáo còn người ngoại đạo tập trung đi xem lễ. Cũng trong đêm Noel, trẻ con háo hức chờ đợi để được Ông già Noel tặng quà; nhiều gia đình rủ nhau mở tiệc liên hoan, bạn bè tổ chức gặp mặt uống cà phê, ca hát, các bà, các chị cùng nhau đi mua sắm (hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại thường mở các đợt khuyến mãi trong dịp Giáng sinh)…

Những thành tựu trong đảm bảo tự do, tín ngưỡng tôn giáo: Qua thống kê cho thấy, tính đến nay, chính quyền đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau với trên 27,2 triệu tín đồ, trên 53 nghìn chức sắc, khoảng 148 nghìn chức việc, số lượng chức sắc, chức việc trong tổ chức tôn giáo có vai trò quan trọng trong tổ chức Giáo hội, là người thụ hưởng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, trên 29.718 cơ sở thờ tự. Điều đó không chỉ thể hiện sự chăm lo toàn diện của Đảng, Nhà nước đối với đời sống tôn giáo mà còn là sự tin tưởng, kỳ vọng của đông đảo chức sắc, tín đồ về đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng qua những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Mặc dù tự do tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu khách quan và rõ ràng như vậy nhưng các thế lực thù địch vẫn thường xuyên sử dụng tôn giáo hòng thực hiện các mưu đồ chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bóp méo, cho rằng Việt Nam “đàn áp tôn giáo”; lợi dụng các vấn đề chính trị-xã hội phức tạp trong nước để kích động ly khai, biểu tình; lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của một bộ phận dân chúng để thành lập các “đạo lạ”. Các đối tượng lồng ghép những tư tưởng phản động, xuyên tạc bản chất chế độ chính trị, chống đối chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; kích động gây rối, làm mất ổn định chính trị-xã hội, gây mất đoàn kết lương-giáo, chia rẽ dân tộc... Các đối tượng âm mưu lôi kéo đồng bào tôn giáo khỏi sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền. Lợi dụng quyền “tự do tôn giáo”, chúng cố tình đánh tráo khái niệm để cho rằng con người có quyền “tự do tuyệt đối về tôn giáo”, tức là để tôn giáo đứng ngoài pháp luật.

Như vậy, với những thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong đảm bảo tự do, tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có thực tiễn sinh động trong dịp Giáng sinh đã góp phần tạo nên một bức tranh toàn cảnh đa sắc màu trong nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Thực tiễn đó, là minh chứng khách quan phản bác các luận điệu sai trái mà các thế lực xấu đang rêu rao, xuyên tạc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét