Mới đây, trên trang mạng
phản động “Việt Nam Thời Báo” đăng tải và phát tán “Báo cáo biểu đạt toàn cầu
năm 2023” của tổ chức Hiến chương 19 (Article 19) có nội dung xuyên tạc quyền
tự do ngôn luận tại Việt Nam, các phần tử cơ hội chính trị, phản động xuyên tạc
cho rằng “Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng về tự do ngôn luận”, đòi
Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận như là điều kiện tiên quyết của
quyền phát triển cho người dân Việt Nam.
Cần khẳng định ngay rằng, đây là
chiêu trò cũ rích nhằm phát tán tin giả, tin sai sự thật, quy chụp, xuyên tạc
trắng trợn về tình hình bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt
Nam; đồng thời chúng lôi kéo một bộ phận công dân thiếu hiểu biết để lợi
dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có những hành động vi phạm pháp luật
nghiêm trọng, như: làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống phá, lật đổ Nhà nước;
xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người
khác; họ tiếp tục cổ súy cho những cái gọi là “giá trị dân chủ” theo kiểu
phương Tây, bịa chuyện, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động hằn thù dân
tộc, tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền văn
hóa xấu độc.
Ở Việt Nam, quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí của người dân được bảo đảm một cách vững chắc bằng
luật pháp. Quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân; điều đó
được thể hiện rõ trong các quy định của pháp luật. Điều 25, Hiến pháp (năm 2013)
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do
ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí 2016 đã ghi: “Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền
tự do ngôn luận trên báo chí,…”
Thực tiễn trong quá
trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định và nỗ lực bảo đảm, thực thi tốt
nhất quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Xác định đây là giải
pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh
tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo số liệu thống
kê, năm 2022 Việt Nam có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (trong đó có 327
tạp chí lý luận chính trị, khoa học và 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ
quan đài phát thanh, truyền hình. Đội ngũ các cơ quan báo chí, nhà báo đã và đang
có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; đi đầu trong
đấu tranh với các tệ nạn xã hội; phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí;
đấu tranh, vạch trần những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; tích
cực đề xuất, phản biện một cách khoa học về những chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; góp tiếng nói vào việc xây dựng,
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; làm cầu nối hữu nghị để mở rộng quan hệ của
Việt Nam với bè bạn quốc tế,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét