Thứ Ba, 12 tháng 12, 2023

Tên bài: “Kỳ thị dân tộc” - điều không thể xuyên tạc trong chính sách dân tộc ở Việt Nam

 

Việt Nam là nước có 54 dân tộc anh em. Dân số giữa các dân tộc rất khác nhau, trong đó địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Khác với nhiều quốc gia đa dân tộc, các dân tộc thiểu số Việt Nam không có khu vực lãnh thổ riêng, sống xen kẽ với nhau. Trình độ phát triển về KT-XH của các dân tộc thiểu số thường thấp hơn, khó khăn hơn so với dân tộc Kinh. Đây là một vấn đề do địa bàn cư trú và do lịch sử để lại. 

Có lẽ chính vì vậy mà ngày 30/11/2023 trên trang blog Việt Nam Thời báo, đối tượng Quang Nguyên phát tán bài “Người Mông báo cáo Liên hp quốc về việc bị chính phủ Việt Nam kỳ thị”. Nội dung của bài viết nhằm vu cáo chính quyền Việt Nam “ngược đãi” người dân tộc thiểu số; “xóa bỏ” bản sắc văn hóa, chữ viết của người Mông; đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế ngừng hợp tác với Việt Nam vì vấn đề bảo đảm nhân quyền.

Vậy chúng ta cần hiểu “Kỳ thị dân tộc” là như thế nào?

Kỳ thị thường gắn liền với phân biệt đối xử. Kỳ thị, phân biệt đối xử là một khái niệm giao thoa giữa chính trị - văn hóa và xã hội. Kỳ thị dân tộc là sự nhìn nhận, đánh giá làm giảm giá trị đối với một dân tộc từ một quan niệm chính trị, văn hóa hoặc xã hội nào đó. Những đặc điểm gây ra kỳ thị thường rất đa dạng, ví dụ như do: Màu da, chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ hoặc những khác biệt nào đó về các nhu cầu, sở thích... Trong thực tiễn, kỳ thị thường được thể hiện trong chính sách, pháp luật nhằm loại trừ, phân biệt đối xử giữa các dân tộc. 

Ở Việt Nam, trong Cương lĩnh của Đảng ta đều nhất quán khẳng định: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Đồng thời Các Hiến pháp của nước ta cũng đều nhất quán khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”.

Hiện nay, theo thống kê, ngoài Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành 97 luật, bộ luật, với gần 300 điều có liên quan đến công tác dân tộc. Có 188 chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang còn hiệu lực do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có 136 chính sách dân tộc. Đáng chú ý là, Quốc hội Khoá XIV đã ban hành Nghị quyết 88/2019 ngày 18/11/2019 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quốc hội khoá XV ban hành Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, với 10 dự án thành phần. Chương trình này là quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước, được xây dựng trên cơ sở rà soát, sửa đổi, bổ sung, tích hợp nhiều nội dung chương trình, dự án, chính sách; là chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác dân tộc, bởi lần đầu tiên ở nước ta có một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Qua hơn 36 năm đổi mới đã chứng minh ở Việt Nam quyền của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm, Đảng, Nhà nước luôn ưu tiên đầu tư toàn diện đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đời sống của đồng bào các dân tộc Việt Nam được cải thiện trên nhiều mặt, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm đối với đất nước.

Như vậy là Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoàn toàn không có lý do gì, lợi ích gì để thực hiện chính sách kỳ thị dân tộc. Vì kỳ thị và phân biệt đối xử không đem lại lợi ích gì, trái lại chỉ làm tổn thương đến chế độ xã hội, đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. Bởi vậy có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam không có chuyện kỳ thị dân tộc./.

                                                                            Hoàng Mạnh Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét