Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2023

 Tên bài: Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về nền kinh thế thị trường ở nước ta hiện nay.
Nội dung:
Ngày 07/12/2023, trên trang Facebook Việt Tân, đối tượng Trần Bình phát tán bài “Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường?”, trên trang Blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Sự thận trọng của giới đầu tư cho thấy những quan ngại về kinh tế Việt Nam”. Có thể nhận thấy rằng, đây là những thủ đoạn không còn hiếm gặp trên các trang mạng xã hội của các thế lực thù địch nhằm chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta hiện nay.
          Trước hết, KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế đặc thù trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chưa có tiền lệ trong nền kinh tế thế giới. Trải qua các kỳ Đại hội, nhận thức về mô hình KTTT định hướng XHCN dần được sáng tỏ, được phát triển cả về lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là quan điểm về tính định hướng XHCN trong nền KTTT ở nước ta là: “Thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn”, đó là kim chỉ nam cho sự phát triển mô hình có tính đặc thù mà trong lịch sử chưa có tiền lệ.
Trong bài “Bối cảnh quốc tế, trong nước và các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng”, về xác định tình hình trong nước có đánh giá rất cụ thể. Chưa bao giờ tầm vóc và sức mạnh của dân tộc, của đất nước lại rạng rỡ và mạnh mẽ như hôm nay. Nhưng mặt khác, những thách thức đối với cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch cũng không hề nhỏ mà lý do chính là những tồn tại, khiếm khuyết trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực tiễn quá trình cách mạng của nước ta hiện nay cũng chứa đựng những vấn đề không đơn giản. Chúng ta đang ở thời kỳ quá độ lên CNXH, trong đó nền kinh tế và cả xã hội cũng có những vấn đề quá độ đan xen nhau rất khó rạch ròi. Chúng ta luôn xác định rõ, đổi mới ở Việt Nam do Đảng khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986). Đó là sự lựa chọn tất yếu nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước.
Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thế giới hiện nay là thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; là cả một không gian mở, đan xen lợi ích, tùy thuộc lẫn nhau. Một khi khủng hoảng kinh tế ở một khu vực hoặc một nước lớn sẽ kéo theo khủng hoảng toàn cầu; một khi giá dầu mỏ lên xuống thất thường và đột biến đủ làm cho kinh tế thế giới bị ảnh hưởng… Trong khi nhận thức rõ sự hợp tác giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện nay là khá toàn diện, thì không thể quên rằng giữa hai chiều hướng phát triển này vẫn chứa đựng những mâu thuẫn vốn có.
Các thế lực hiếu chiến và thù địch chưa bao giờ từ bỏ dã tâm muốn xóa sổ chủ nghĩa xã hội. “Diễn biến hòa bình” là một trong những chiến lược tổng thể của chủ nghĩa đế quốc nhằm thực hiện mục tiêu đó. Đây là cuộc chiến tranh không khói súng nhưng thực sự là kế sách nham hiểm phá vỡ thành lũy của chủ nghĩa xã hội từ bên trong. Chính vì thế, chúng không ngừng lợi dụng những thiếu xót, bất cập trong quá trình lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước để công kích, chống phá. Tuy nhiên, những việc làm đó không thể nào làm phai mờ và giảm đi niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét