Đã từ lâu, Đảng và Nhà
nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và ban hành những chủ
trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ
mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân. Những quan điểm nhất quán
này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp
2013. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ
sung, phát triển 2011) - ghi rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của
pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ
quốc và Nhân dân”.
Trong các văn bản riêng
về tôn giáo, tín ngưỡng, Nghị định số 69/NĐ-HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Quy định về các hoạt động
tôn giáo" là văn bản mở đầu. Sau đó, một loạt văn bản khác đã được ban
hành như: Nghị định 26/1999/NĐ-CP, Quyết định số 125/QĐ-TTg… Đặc biệt, Nghị
quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, đến nay vẫn được xem là “kim chỉ nam”
cho công tác tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam.
Một dấu mốc nữa là ngày
18/6/2004, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ban hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Luật Tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội khóa XIV
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày
18/11/2016. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là sự cụ thể hóa quan điểm
và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, thể hiện nhất quán chủ
trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Từ những chủ trương
nhất quán này, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo quyền
của người dân về tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam quy định rõ từ việc quản
đạo, hành đạo, truyền đạo… Nơi thờ tự của các tôn giáo được luật pháp Việt Nam
bảo vệ.
Để quản lý Nhà nước về
tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát huy tác dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đương
nhiên Nhà nước Việt Nam phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi
vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc biệt là các
hành động lợi dụng tôn giáo vì các mục đích khác nhau trái với Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay,
những ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản, Vu Lan, Noel … không
chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày hội
lớn của người dân.
Quyền con người, tự do
tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm ngày một tốt hơn; các tôn giáo đã phát triển
nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Nếu năm 2006, cả nước mới có 6 tôn
giáo, 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, thì đến nay đã
có 38 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được công nhận (số liệu đến tháng
6/2020). Cả nước có khoảng trên 25 triệu tín đồ, trên 110 nghìn chức sắc, nhà
tu hành (số liệu đến hết năm 2019). Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo ngày càng
được xây dựng khang trang cùng nhiều cơ sở xã hội, từ thiện đã góp phần quan
trọng vào việc thực hiện công tác xã hội.
Mỗi năm ở Việt Nam có
khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Nhiều lễ hội tôn giáo
lớn ở Việt Nam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào các năm
2008, 2014; Lễ Bế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ
chức long trọng tại giáo xứ La Vang, tỉnh Quảng Trị; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai
sáng đạo Phật giáo Hòa hảo…
Có thể nói, hòa chung
với sự hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mọi mặt của đất nước, hoạt
động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng sôi động, những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho các hoạt động tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét