Vài năm trở lại đây, không khó nhận thấy
Campuchia đã có những bước chuyển mình phát triển nền kinh tế nhờ chiến lược Tứ
giác. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 ước tính đạt 5,6% so với năm 2022. Kế thừa
chiến lược đó, chiến lược Ngũ giác đề ra tháng 8/2023 bởi chính phủ khóa VII
của tân Thủ tướng, Tiến sĩ Hun Manet với 5 trọng tâm chính: Phát triển nguồn
nhân lực; Đa dạng hóa nền kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh; Phát triển
khu vực kinh tế tư nhân và việc làm; Phát triển bao trùm, bền vững, ứng phó với
biến đổi khí hậu; Phát triển kinh tế - xã hội số.
Với những trọng tâm trên, ngày 08/8/2023, Chính phủ Campuchia đã
đề xuất với Ủy hội sông Mekong về việc thực hiện dự án kênh đào từ sông Bassac -
một trong hai phân lưu của sông Mekong đến cảng biển tỉnh Kampot, Kep gần với
vịnh Thái Lan. Chính phủ Campuchia gọi công trình này là “Funan Techo Canal” -
tức kênh đào Phù Nam.
1. Nền tảng để triển khai dự án kênh đào Funan của Campuchia
Hiện nay, ở Campuchia đang có tổng cộng 7 kênh đào bao gồm: Stung
Sen; Prek Phnov… chủ yếu được tạo nên từ việc nối liền với hồ Tonle Sap, hồ
nước nhiệt đới lớn nhất tại Đông Nam Á ở Campuchia. Nhìn tổng quát các kênh đào
trên, kênh đào Funan cũng có thể thực hiện các chức năng như vậy để có thể khai
thác thế mạnh nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa tối đa.
Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc triển khai dự án sẽ đem
lại nhiều lợi ích không chỉ riêng cho vương quốc Campuchia mà còn nhiều quốc
gia khác, đặc biệt các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á -Trung Quốc.
2. Những tác động tích cực đối với thương mại Campuchia
Đầu tiên, Kênh đào Funan giúp gia tăng năng lực vận chuyển hàng
hóa. Tạo cơ hội phân phối sản phẩm từ các ngành nông nghiệp, thủy hải sản đến
các khu vực cảng để đẩy mạnh xuất khẩu đến các thị trường quốc tế. Tiếp nhận
các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và phát triển công nghiệp.
Với kênh đào Funan, khoảng cách kết nối với
các đơn vị hành chính khác được rút ngắn. Hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc
gia láng giềng sẽ nâng cao thu hút các nguồn FDI, nhà đầu tư nước ngoài. Khả năng tạo ra việc làm bền vững cho
người dân khu vực mà kênh đào đi qua trong khu công nghiệp, cảng biển; vận hành
kênh đào, cũng có thể phát triển dịch vụ liên quan đến du lịch, nông nghiệp,
thủy hải sản phục vụ xuất khẩu. Mặt khác cũng gợi mở cho Campuchia khả năng phát triển hơn hệ sinh
thái. Funan cũng sẽ góp phần tăng
cường an ninh cũng như sự chủ động trong khả năng di chuyển và vận chuyển của
Campuchia.
3. Những tác động tích cực đối
với thương mại Campuchia - Việt Nam
Việt Nam và Campuchia vốn là đối tác thương
mại thân thiết trong khu vực: “kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia
tiếp tục giữ được tăng trưởng tích cực. Năm 2021, đạt 9,3 tỷ USD, tăng 84% so
với năm 2020.
Hai nước luôn có sự đầu dự án của nhau. Trong
năm 2019-2020, Campuchia và Việt nam đã thực hiện kí kết: Biên bản ghi nhớ về
phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia; Biên
bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Việc tích hợp kênh đào Funan với tuyến đường
sắt xuyên Á có khả năng thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện các cơ sở vật chất, đảm
bảo các quy định để xem xét mở một tuyến sang Việt Nam ở các tỉnh phía Nam giúp
cho việc cảng biển của 2 nước phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn. Dự án kênh đào Funan trong Chiến lược Ngũ giác
của Vương quốc Campuchia là một điểm sáng mới trong quá trình hội nhập, hợp tác
khu vực. Funan có thể sẽ đem lại một số tiềm năng lớn cho bản thân quốc gia này
và cả khu vực Đông Nam Á - Trung Quốc.
Trong thời đại ngày nay, giải quyết mối quan hệ
giữa quyền dân tộc tự quyết ở mỗi quốc gia trở thành một vấn đề cơ bản trong
quan hệ đối nội và đối ngoại. Những
cơ sở lý luận trên giúp mỗi chúng ta nhận thức đúng hơn về quyền tự chủ của mỗi
quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế, tỉnh táo trước các luận điệu
xuyên tạc nhằm kích động, chống phá chia rẽ mối quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc.
Tào Văn Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét