Ngày 03/12/2023, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Những
cái khó của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền Biển Đông”; trên trang blog Việt Tân
tán phát bài “50 năm Hoàng Sa”. Đây là luận điệu sai trái trên trên trang blog Đài Á Châu
Tự Do (RFA) với nội dung
xuyên tạc Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; kêu gọi Việt Nam cần “thay
đổi” chính sách quốc phòng “bốn không”.
Chúng ta cần nâng cao
nhận thức và khẳng định chính sách quốc phòng “bốn không” đúng đắn của
Việt Nam.
Trước hết, cần khẳng định thành công của Việt Nam
trong giữ vững chủ quyền, độc lập, bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân tộc những
năm qua chính là thành công của xây dựng nền quốc phòng, an ninh độc lập, tự
chủ, tự cường và thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ quốc tế.
Quan điểm “bốn không” trong chính sách quốc phòng không hề mâu thuẫn với chủ
trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước;
vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh;
là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế,
góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên
thế giới”. Trong thời kỳ chiến tranh trước
đây, Việt Nam đã xử lý rất tốt mối quan hệ giữa chính trị, quân sự và ngoại giao;
kết hợp “vừa đánh vừa đàm” hết sức uyển chuyển, nhịp nhàng và hiệu quả. Ngày nay,
những kinh nghiệm quý báu đó được đúc kết, vận dụng vào giải quyết quan hệ kết
hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế sâu rộng.
Việc thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”, vì thế không cản
trở quan hệ đối ngoại của Việt Nam với
các nước và các đối tác, trái lại, chính sự minh bạch, rõ ràng và sòng phẳng về
mặt quan điểm này lại là cơ sở cho các quốc gia, các đối tác xem xét, cân nhắc
để thiết lập một mối quan hệ hợp tác bền chặt lâu dài với Việt Nam.
Chính
vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc, có thái độ đúng đắn với đường lối
đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, nhất là đường lối đối ngoại quốc
phòng. Đề cao trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực
đấu tranh chống các quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối đối ngoại quốc
phòng ở nước ta.
Diệp Hồng Nhã
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét