Bệnh công thần cần phải đấu tranh
Bệnh công thần là những thói hư tật xấu trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên đã từng được V.I Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo
từ lâu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương
mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt cuộc đời, khi
đương chức cũng như khi nghỉ hưu.
Họ
đã và đang tự đánh mất chính mình
Chúng ta
hẳn có nhớ một sự việc gần đây, từng có cựu Ủy viên Trung ương Đảng tuổi đời
còn trẻ, tương lai đang rộng mở thì “dính chàm”, bị cách hết mọi chức vụ.
Nguyên nhân do nhiều sai phạm, trong đó một phần do thói độc đoán, chuyên
quyền, kiêu ngạo, không biết lắng nghe, không tôn trọng cả cấp trên và cấp
dưới. Lại có cán bộ cấp cao lúc nghỉ hưu vẫn không giữ được mình, có nhiều sai
phạm ảnh hưởng đến thanh danh họ, như cựu quan chức mạt sát cảnh sát giao
thông; cựu bộ trưởng đòi đặc quyền đặc lợi... Đáng buồn hơn, có cả cán bộ kinh
qua rèn luyện, cống hiến, lập nhiều chiến công nhưng lúc nghỉ hưu lại thiếu
tỉnh táo, nói và viết không đúng đường lối quan điểm của Đảng; tiếp xúc với
nhiều đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí cả đối tượng phản động, bị chúng lợi
dụng, kích động, dẫn đến tán phát nhiều thông tin xấu, gây hoang mang, bức xúc
trong dư luận. Trước góp ý chân thành của đồng chí đồng đội, những người này
lại không tiếp thu, sửa chữa, cho rằng cách nghĩ, cách làm của họ mới là cấp
tiến, là “trở về với nhân dân”.
Vì vậy, công
tác cán bộ có vị trí “then chốt," xuyên qua mọi mặt công tác xây dựng đảng
về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, vì thế phải tiến hành thận trọng,
chặt chẽ, vững chắc, khoa học. Đường lối chính trị và công tác cán bộ là hai
vấn đề trọng yếu có tính quyết định bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Song, đường
lối chính trị cũng do cán bộ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận mà chung
đúc nên, đến lượt nó, khi đã có đường lối đúng thì chính cán bộ là người tổ
chức thực hiện đường lối đó. Lựa chọn, sử dụng không đúng cán bộ không chỉ có
nguy cơ lệch lạc trong khâu tổ chức thực hiện, mà kể cả gặp sai lầm trong khâu
hoạch định đường lối. Đặt trong bối cảnh có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ thì sai lầm trong công tác cán bộ càng nguy hiểm bội
phần, nên cán bộ các cấp, trước hết là cán bộ cấp chiến lược, phải được chăm lo
xây dựng bài bản, lựa chọn cẩn trọng, sàng lọc kỹ càng, quản lý chặt chẽ và có
cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích đội ngũ này đổi mới, sáng tạo phục
vụ phát triển. Cấp ủy đảng các cấp luôn phải quán triệt sâu sắc vị trí “then
chốt” và tính “hệ trọng” của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, bảo đảm cho
“then cài” luôn vững chắc, nếu thấy suy yếu hoặc có biểu hiện bị “ruỗng mọt”
phải kịp thời thay thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét