Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

 

Ngày 26/11/2023, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Trần Trung Đạo tán phát bài “Hòa thượng Tuệ Sỹ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trong dòng sống của dân tộc và hướng đi của thời đại”; ngày 27/11/2023, trên trang blog BBC Tiếng Việt tán phát bài “Tượng niệm Thích Tuệ Sỹ: Khi cái chết trờ nên điều huyền thoại”, nội dung xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; vu cáo chính quyền “ngăn cản” sự phát triển của các tôn giáo; khuếch trương hình ảnh của Thích Tuệ Sỹ - đối tượng đứng đầu tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo “Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất” và cổ xúy hoạt động bất hợp pháp của tổ chức này.

Đây là luận điệu sai trái do trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Trần Trung Đạo tán phát xuyên tạc tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; vu cáo chính quyền “ngăn cản” sự phát triển của các tôn giáo. Chúng ta cần xác định rõ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng rất phong phú. Hiện nay, ở Việt Nam có 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.

Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực: niềm tin tôn giáo được củng cố, số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo không ngừng gia tăng; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn hơn trước, thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham dự; các tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc,...

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.

Là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, ở Việt Nam các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi cá nhân hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Các tôn giáo chung sống hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo.

Là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, ở Việt Nam các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi cá nhân hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước. Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường. Việc công nhận tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật. Hằng năm, số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng gia tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét