Đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng hội nhập kinh tế quốc tế để chống phá Việt Nam
Có thể nói hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan để phát huy tiềm năng, lợi thế
của đất nước, tận dụng ngoại lực để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo để mở
rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, trong đó có hội nhập kinh tế
quốc tế. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả
hết sức to lớn, hiện nay chúng ta đã
thiết lập quan hệ với 189 trong tổng số 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp
Quốc, ký kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần. Nhờ hội
nhập kinh tế quốc tế, những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Theo
số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2022 GDP tăng 8,02% so với
năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong
giai đoạn 2011-2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước,
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước;
xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước xuất siêu 3,32 tỷ USD). Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào
Việt Nam: Tính đến ngày 20/12/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng
ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt
gần 27,72 tỷ USD. Đây là những con số biết nói,
thể hiện sự đúng đắn trong đường lối mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, cũng cần phải nghiêm túc
nhìn nhận rằng, việc hội nhập kinh tế quốc của Việt Nam vẫn tồn tại
những hạn chế nhất định, đó là: Cơ cấu tăng trưởng kinh tế Việt Nam chưa thay
đổi căn bản; chất lượng tăng trưởng chưa thực sự ổn định, bền vững; Quá trình
hội nhập kinh tế quốc chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực
cạnh tranh, chưa có chiến lược rõ ràng khi tham gia các FTA. Đó là những
yếu tố để các thế lực thù địch lợi dụng hòng thúc đẩy âm mưu “diễn biến hòa
bình”, với một số hoạt động cơ bản như sau:
Một là, thúc đẩy việc tái cơ
cấu nền kinh tế theo hướng ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài để từng bước chi
phối nền kinh tế Việt Nam, thông qua đó nhằm làm cho Nhà nước từng bước
mất dần khả năng kiểm soát, điều hành nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Với phương châm: “Lấy kinh tế để chuyển hóa chính trị”, các thế lực thù
địch âm mưu từng bước xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa một cách từ từ, êm ả,
không gây ra chấn động lớn trong xã hội mà khởi nguồn là từ những sai lầm trong
hội nhập kinh tế quốc ở Việt Nam.
Hai là, lợi dụng hội nhập kinh
tế quốc và hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, nhất là thông qua hợp tác với
các cơ quan của Đảng, Nhà nước Việt Nam để xâm nhập nội bộ, mua
chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, thu thập tin tức
bí mật nhà nước để chống phá Việt Nam. Chúng triệt để lợi dụng sự phát
triển của khoa học và công nghệ hiện đại, các phương tiện công nghệ cao để thu
thập tin, đánh cắp bí mật nhà nước, lấy cắp các phát minh, sáng chế của Việt
Nam, gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.
Ba là, thông qua các tập đoàn
kinh tế, các doanh nghiệp quốc tế hợp tác, làm ăn với Việt Nam để đưa ra các
yêu cầu mang tính áp đặt phi lý. Tìm cách chi phối nền kinh tế, gây ra “khủng
hoảng”, những tác động tiêu cực từ bên ngoài làm suy yếu nền kinh tế, ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến phúc
lợi nhân dân và sức mạnh của Nhà nước. Bốn là, tìm cách tác động tới các chính
khách cực đoan trong quốc hội một số nước phương Tây, đòi gắn vấn đề viện trợ,
hợp tác kinh tế với điều kiện cải cách chính trị, pháp luật theo kiểu phương
Tây; đòi thay Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng dân
chủ tư sản; đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải thúc đẩy tự do báo chí, tự do ngôn
luận theo tiêu chí phương Tây, đòi thả các đối tượng chống đối vi phạm pháp
luật... nhằm tạo nên những tiền đề gây mất ổn định chính trị, xã hội ngay từ
bên trong đất nước.
Mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức
về tính tất yếu khách quan, vai trò to lớn của việc hội nhập kinh tế quốc với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề này để
“diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Với những thành tựu đã đạt được trong hội nhập kinh tế quốc, chúng ta có quyền
tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta sẽ hội nhập kinh tế quốc
thành công, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển./.
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét