Thước đo quan trọng nhất thể hiện tính hiệu
quả của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống lại các quan
điểm sai trái, thù địch chính là thành quả của sự nghiệp đổi mới, cuộc sống
hạnh phúc của nhân dân ta.
Thông qua các hình thức tuyên truyền, truyền
thông đa dạng, phong phú trên các kênh, chúng ta cần làm cho thế giới biết đến
Việt Nam ngày nay đã có vị thế mới trong cộng đồng quốc tế, quy mô nền kinh tế
ngày càng lớn mạnh. Từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nền kinh tế nhỏ
bé, chỉ với 14 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 250USD trong
những năm đầu đổi mới, sau gần 4 thập niên, Việt Nam đã trở thành nước có thu
nhập trung bình và có quan hệ kinh tế-thương mại với hầu hết các quốc gia, vùng
lãnh thổ trên thế giới.
Việt Nam đã tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, là
nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ổn định nhất trong ASEAN. Việc
ký kết và thực thi các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới, chủ trì các hội nghị đa
phương lớn của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là FTA giữa Việt Nam và
Liên minh châu Âu (EVFTA) với 28 nước thành viên EU, đã đánh dấu bước tiến mới
của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước
lớn trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã thực sự chủ động, tích cực tham
gia hội nhập quốc tế với một vị thế mới, bắt kịp với xu thế của thời đại.
Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan
quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021; Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 và
nhiệm kỳ 2023-2025; Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017; Hội
đồng Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018. Năm 2020,
Việt Nam cùng lúc đảm nhận, hoàn thành tốt 3 trọng trách: Ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA, góp phần
nâng cao uy tín, vị thế trong khu vực và trên thế giới.
Mới đây, Việt Nam đề xuất và soạn thảo Nghị
quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố
và Chương trình hành động Vienna (VDPA), được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
thông qua. Điều này đã hiện thực hóa chính sách đối ngoại chủ động, tích cực,
có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế. Việt Nam
đang trở thành nước có quan điểm, cách tiếp cận mới, góp phần định hướng những
giá trị chung cho nhân loại.
Hiện nay, các nhà đầu tư quốc tế luôn coi Việt
Nam là nước có nhiều tiềm năng, lợi thế cũng một phần bởi giá trị văn hóa, con
người Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự định hướng đúng đắn, quyết tâm cao của Đảng,
Nhà nước và trên hết là một thể chế chính trị có vai trò định hướng, dẫn dắt và
quản trị tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những bước tiến mới mạnh mẽ
trong tương lai.
Những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới
đã chứng tỏ những người cách mạng chúng ta đang đi đúng hướng. Vì vậy, những
quan điểm sai trái, thù địch cần phải được quét sạch trên con đường đi của
chúng ta!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét