Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

Nhà nước pháp quyền XHCN là một nhà nước hợp hiến, thực hiện việc quản lí điều hành xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật

Để Nhà nước là tổ chức mà ở đó “bao nhiêu quyền hạn đều của dân” thì Nhà nước không thể quản lý điều hành xã hội bằng ý chí cá nhân hoặc của một nhóm người mà phải bằng ý chí và lợi ích của nhân dân được luật hoá; bắt buộc mọi người, kể cả cán bộ công chức Nhà nước phải thực hiện bằng một cơ chế có hiệu quả. Hiện nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Nhà nước này phải có được giá trị cơ bản là thật sự đề cao pháp luật và các giá trị của pháp luật; đề cao hiến pháp, coi hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Điều này đã được Hồ Chí Minh rất quan tâm. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ rất sớm đã có yếu tố của tư tưởng lập hiến tiến bộ. Trong tám yêu sách gửi các nước đồng minh họp tại Vessailles đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã viết:

“Bẩy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần Linh pháp quyền”

Và tại bản yêu sách “Nhời hô hoán cùng vạn quốc hội” Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Nếu được độc lập ngay thì nước chúng tôi... xếp đặt một nền Hiến pháp, theo những lý tưởng dân quyền”

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ” và sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử, bản Hiến pháp đầu tiên đã được thông qua. Tiếp đó qua mỗi thời kỳ bước ngoặt của lịch sử, Nhà nước ta đều có hiến pháp và mọi văn bản pháp luật khác của Nhà nước đều phải phù hợp với Hiến pháp. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ bản chất pháp luật của Nhà nước ta là “pháp luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân”. Hồ Chí Minh đã trực tiếp soạn thảo và chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp năm 1946, 1959 và 243 sắc lệnh quy định về tổ chức Nhà nước, công bố 16 đạo luật và gần 1.300 văn bản dưới luật khác. Các văn bản, sắc lệnh, đạo luật do Người ký ban hành đều đáp ứng yêu cầu, quyền lợi của nhân dân, thể hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ địch. Vì thế, Người đòi hỏi mọi cán bộ trong bộ máy nhà nước, toàn thể nhân dân lao động phải “triệt để chấp hành mọi chế độ và pháp luật của Nhà nước”

Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ kiên quyết đấu tranh quan điểm tư tưởng thù địch về xây dựng Nhà nươc pháp quyền XHCN

Đây là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho Nhà nước ta là của dân, do dân vì dân và mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là của nhân dân được trao cho những cá nhân, do vậy mà khi cá nhân thoái hoá thì quyền lực của nhân dân sẽ không còn. Thực tế, những quan điểm thù địch xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn nhằm hướng tới mục tiêu làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và quá trình xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay nói chung.

Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên và mọi quân nhân cần luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện rõ bản chất xấu xa và mục đích đen tối của các thế lực thù địch và kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tình hình mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét