Để trở thành cán bộ lãnh đạo, mỗi người đều
phải trải qua quá trình tích cực học tập, công tác, rèn luyện, thử thách, cống
hiến và trưởng thành, hội tụ đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính
trị, đạo đức, năng lực công tác.
Sự ghi nhận, tin tưởng,
tôn vinh, hay ngưỡng mộ, kính trọng của tổ chức, tập thể và rộng hơn là của
nhân dân, của xã hội đối với người lãnh đạo tạo nên danh dự của người đó. Đó là
sự coi trọng, đánh giá cao phẩm chất, uy tín, năng lực cá nhân và quá trình
công tác, thành tích cống hiến của họ, đó cũng chính là những giá trị tinh
thần, xã hội, ý nghĩa cuộc sống vì sự đóng góp, cống hiến của họ.
Danh dự, uy tín của người lãnh đạo không thể
đo đếm hay mua bán, đánh đổi bằng vật chất, tiền bạc, cũng không tự nhiên mà
có, không ai có thể mang đến cho họ hoặc làm thay, làm hộ, mà phải do bản thân
người lãnh đạo trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn, cống hiến nhiều
năm. Danh dự của con người không liên quan tuổi tác, không phụ thuộc vào giới
tính, học vấn, trình độ, địa vị, thành phần xuất thân. Là người bình thường, ai
cũng đều có lương tâm, danh dự.
Tuy nhiên, mức độ lan tỏa và ảnh hưởng của
danh dự ở mỗi người trong xã hội có khác nhau phụ thuộc vào phương thức truyền
thông, sự lan tỏa giá trị, quan hệ xã hội, uy tín, địa vị công tác, hoặc địa vị
xã hội của người đó. Người có trình độ học vấn, có vị trí càng cao, có ảnh
hưởng đến nhiều người, càng phải biết trọng danh dự, giữ gìn tư cách, hình ảnh,
giá trị cá nhân đã được thừa nhận.
“Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh
đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người
thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực”.
(Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, ngày 30/6/2022).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét