Chiều
25/10 vừa qua, Quốc hội đã chính thức công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với
44 người giữ chức danh do Quốc hội khóa XV bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm khách
quan, nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy trình, thủ tục theo quy định của
pháp luật, được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, đánh giá cao. Thế nhưng bất
chấp thực tế đó, các đối tượng thù địch lại tung ra những luận điệu hết sức sai
trái, lố bịch.
Các
thế lực thù địch, phản động cơ hội chính trị lại bẻ lái, xuyên tạc đưa ra bài
viết với lời lẽ lố bịch như "việc lấy phiếu là hình thức”, "không có
gì thay đổi sau khi bỏ phiếu”, "tại sao không bỏ phiếu với các chức danh
khác?”; tỏ vẻ quan tâm khi đưa ra yêu cầu rằng "lấy phiếu tín nhiệm phải
có "bất tín nhiệm” trong phiếu”... Đây là những luận điệu hết sức xảo trá
của những kẻ có mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước.
Việc
xuyên tạc công tác lấy phiếu tín nhiệm là vấn đề không mới, được dùng đi dùng lại
nhiều lần, đặc biệt vào dịp Đảng, Quốc hội ra các quy định, nghị quyết về lấy
phiếu tín nhiệm thì những ngôn từ bịa đặt, những bài viết, video, hình ảnh sai
trái, xuyên tạc lại được dịp "bung nở” trên các trang mạng xã hội. Thậm
chí, có hãng truyền thông hải ngoại vốn thù địch với Việt Nam mở các diễn đàn,
tiến hành phỏng vấn số đối tượng núp bóng "luật sư nhân quyền”, "nhà
dân chủ” giả hiệu để bình luận, cổ xúy, diễn trò bôi nhọ, phủ nhận các quy
đinh, nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm và kết quả thực thi trên thực tế. Tuy
là trò cũ nhưng âm mưu, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, thâm độc, nếu không tỉnh
táo nhận diện thì rất dễ rơi vào cái bẫy do các thế lực thù địch, phản động
giăng ra.
Có
thể thấy những luận điệu xảo trá trên nhằm kích thích sự quan tâm của công
chúng, cung cấp những thông tin sai lệch để đánh lừa nhận thức dư luận về việc
lấy phiếu tín nhiệm; tìm cách làm xói mòn niềm tin của cử tri, Nhân dân về vị
trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội; làm giảm sự đóng góp, giúp đỡ,
xây dựng của Nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp; bôi nhọ cán
bộ và công tác cán bộ của Đảng; xuyên tạc mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội...
Trên
thực tế, việc lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa to lớn đối với các cơ quan, tổ chức
và cá nhân người được lấy phiếu tín nhiệm. Đối với cơ quan, tổ chức có cá nhân
được lấy phiếu tín nhiệm là dịp để rà soát, đánh giá một phần cán bộ để có các
giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công tác cán bộ thông qua mức phiếu lấy
tín nhiệm.
Để
xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của Nhân dân, cử tri cả nước, hoạt động lấy
phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm vô cùng cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm,
giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện,
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
Đây
là lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệu từ khi Nghị quyết 96 ban hành. Từ
ngày 23/6 đến chiều ngày 25/10/2023, Quốc hội đã hoàn thành việc lấy phiếu tín
nhiệm trên thực tế. Như vậy, chỉ trong thời gian 4 tháng Quốc hội không chỉ chứng
minh tính đúng đắn ở mặt chủ trương, ở khâu ra Nghị quyết mà còn cho thấy quyết
tâm cao trong hành động; bảo đảm nhanh chóng, chính xác trong tổ chức thực hiện
theo đúng chương trình đã đề ra. Từ đó, cho thấy sự thống nhất biện chứng trong
"nói đi đôi với làm” của Quốc hội, từ việc ra quyết sách đến quá trình
hành động đều rõ ràng, nhất quán. Mặt khác, việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua được
công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tầng lớp nhân
dân nắm, theo dõi, giám sát càng cho thấy tính minh bạch, công khai trong các
hoạt động của Quốc hội.
Các
đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri cả nước thể hiện rõ chính kiến, công tâm,
trách nhiệm trong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu;
từ đó phát huy tốt quyền dân chủ của Nhân dân, góp phần khẳng định bản chất tốt
đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. 481 đại
biểu Quốc hội đã đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước, cho quyền
làm chủ của Nhân dân, hoàn thành tốt trọng trách được giao phó. Đây là tiền đề
để đại biểu HĐND các cấp học tập, phát huy.
Kết quả lấy phiếu của Quốc hội vừa qua một lần nữa cho thấy hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ta, đồng thời khẳng định Quốc hội luôn chú trọng "tự chỉnh đốn, tự đổi mới”, luôn hướng tới phong cách làm việc dân chủ, khoa học, bài bản, thực chất, thể hiện rõ quyết tâm chính trị vì nước, vì dân; thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng cho thấy các đại biểu Quốc hội là người có uy tín, trách nhiệm cao đối với công việc, đáp ứng với những niềm mong chờ, tin tưởng, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước. Đó là minh chứng rõ nét, sống động phản bác lại những thông tin sai trái, xuyên tạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét