Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU PHỦ NHẬN CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ VIỆC CỔ SÚY “CHỦ NGHĨA HỘI TỤ”


Trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến đã đề cập đến vấn đề “chủ nghĩa hội tụ”, coi “chủ nghĩa hội tụ” là con đường khả dĩ, phù hợp với thời nay và đưa ra “khuyến nghị, khuyến cáo” Việt Nam là: “Phải thay Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng chủ nghĩa hội tụ”, “là hội tụ chủ nghĩa tư bản hòa vào chủ nghĩa xã hội”. Vậy, sự thật đằng sau khuyến cáo đó là gì? Đây có thể nói là quan điểm hết sức phản động, cần phải đấu tranh loại bỏ.

Trước hết có thể thấy rằng, thuyết hội tụ (convergence thesis) hay chủ nghĩa hội tụ xuất hiện từ thế kỷ 20. Đó là thuyết xã hội học tư sản, cho rằng hai chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN) đang phát triển theo những con đường ngày càng xích lại gần nhau và cuối cùng sẽ hòa nhập vào nhau, hình thành nên một xã hội mới, trong đó kết hợp những tính chất tích cực của chế độ tư bản và của chế độ XHCN. Những người chủ trương nổi tiếng nhất của thuyết này là P.A.Sorokin, J.K.Galbraith, J.Tinbergen. Thuyết này cho rằng, trong 4 nguyên tắc của CNTB, xã hội sẽ giữ lại 3 nguyên tắc, đó là chế độ tư hữu, kích thích kinh tế và động cơ lợi nhuận, cơ chế thị trường; bỏ nguyên tắc nhà nước không can thiệp. Với CNXH, sẽ giữ 3 nguyên tắc: Trình độ bình đẳng cao, kiểm tra công nhân đối với sản xuất, kế hoạch hóa kinh tế; bỏ nguyên tắc sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.

Từ thực tiễn phát triển của xã hội, có thể thấy rằng, Thuyết hội tụ thiếu cơ sở khoa học, chỉ nhấn mạnh những nét tương tự về cấu trúc kinh tế, kỹ thuật, khoa học mà không nói đến sự khác nhau về bản chất giữa CNTB và CNXH. Đó là sự khác nhau của chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Tất nhiên, không chỉ là quan hệ sản xuất mà là ở quyền tự do, dân chủ, công bằng, quyền con người và sự tiến bộ xã hội toàn diện của con người dựa trên trình độ kinh tế-văn hóa xã hội văn minh cao hơn CNTB trong tương lai.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết là trong quá trình cách mạng và kiến thiết đất nước phải luôn chủ động phòng, chống cả khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh, nhưng tùy từng lúc mà chống khuynh hướng nào là chính. Khởi đầu thời kỳ đổi mới là lúc chống lại bệnh tả khuynh, duy ý chí. Nhưng sau đó và cũng như hiện nay thì phải quan tâm chống bệnh hữu khuynh, cơ hội là chính.

Tuy nhiên, vẫn có người cố tình tán dương, tâng bốc một cách thô thiển chủ nghĩa hội tụ một cách thô thiển như: “Cần thấy rằng, nước ta hiện nay vẫn đang phải đi hai chân: Vừa đi theo chủ nghĩa cộng sản để cứu dân, cứu nước, vừa đi theo CNTB để xây dựng dân giàu, nước mạnh, chủ yếu là đi theo các mặt đúng đắn của cả hai loại chủ nghĩa, hay cả hai loại chế độ chính trị này”.

Do vậy, cần nhận thức rõ sự sai trái của “Chủ nghĩa hội tủ” và đấu tranh chống lại những phần tử tán dương nó. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần thấy đưcọ bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ XHCN, thấy được mặt trái của CNTB để tuyên truyền tới quần chúng nhân dân. Khoa học phát triển, công nghệ thông tin phát triển sẽ kéo theo sự bùng nổ các quan điểm, bài viết. Trong đó sẽ có nững quan điểm phản động, sai trái. Vì thế nên, chúng ta cần hết sức tỉnh táo và chọn lọc thông tin.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét