Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn công tác đối ngoại "phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ". Thực hiện lời dạy của Người, hiện nay Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này đã được khẳng định rõ trong các Văn kiện Đảng và trong thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua. Tuy nhiên, trong âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, thì chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là một trong những mục tiêu mà họ nhắm tới và tìm mọi thủ đoạn thâm độc để chống phá.
Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng xác định, trong những năm tới, cần “tiếp tục
phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất
nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Với tinh thần đó, các hoạt
động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ luôn nhận được
sự quan tâm rất lớn của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và kiều bào ở
nước ngoài.
Trong trung tuần tháng
10/2023, một số hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước được đông đảo dư
luận trong nước và quốc tế quan tâm như:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã có buổi tiếp thân mật Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga
Vyacheslav Vichtorovich Volodin đang thăm chính thức Việt Nam; tiếp đồng chí
Prak Sokhonn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân
dân Campuchia (CPP), Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamon.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế
“Vành đai và Con đường” (BRF) lần thứ ba theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa Tập Cận Bình.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình
Huệ tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Sản xuất dược phẩm Algeria Ali Aoun với
mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa
hai nước tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp của hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội
kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Volodin đang có
chuyến thăm chính thức Việt Nam; trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã
tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subramanyam Jaishankar tới chào nhân
dịp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban
hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về Hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và công
nghệ…
Giữa lúc
cán bộ, đảng viên và đông đảo Nhân dân phấn khởi theo dõi các hoạt động đối
ngoại của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; trên một số diễn đàn và
trang mạng xã hội xuất hiện các bài viết có nội dung chống phá, xuyên tạc
đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước; nhiều chủ trương, chính sách liên
quan đến công tác đối ngoại, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên
giới… bị các đối tượng thù địch cắt ghép, pha trộn thông tin, hình ảnh thật -
giả nhằm làm nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang cho người đọc, kích động
gây chia rẽ mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước. Đặc biệt trong
những ngày gần đây, chúng sử dụng hình ảnh Chủ tịch nước trong các hoạt
động tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRF) lần
thứ ba tại Trung Quốc để “xào nấu” một số bài viết bóp méo sự thật, cho rằng
Đảng ta đang ngoại giao theo đường lối “chính trị đu dây”, “bám víu các nước
lớn để bảo vệ sự tồn tại của thể chế chính trị Việt Nam” hoặc viết
bài phân tích và đưa ra cảnh báo “cần phải thận trọng”, rồi nhắc “cẩn tắc vô
ưu” trong các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam.
Trước những thông tin xấu,
độc, sai trái của nhóm các đối tượng chống phá trên, toàn thể cán bộ đảng
viên và tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân đều “không chấp nhận” bởi tất cả
đều hiểu rằng, hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta từ khi Bác Hồ đọc
bản Tuyên ngôn độc lập đến nay và đặc biệt là trong những năm gần đây đã không
chỉ góp phần quan trọng vào duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững an
ninh quốc gia mà còn là cánh cửa mở ra cơ hội giao thương, thu hút nguồn
ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào nâng cao vị
thế đất nước, đưa Việt Nam từ một nền kinh tế lạc hậu, xếp hạng cuối trong số
các quốc gia Đông Nam Á, nay đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 4
trong ASEAN, có chỉ số ảnh hưởng ngoại giao đứng thứ 9/26 ở khu vực Châu Á và
đứng thứ 2 trong Đông Nam Á.
Mặc dù vậy, trong
từng lúc, từng nơi ở đâu đó vẫn có một bộ phận người dân chưa thật sự cảnh
giác; mặt khác, dưới các thủ đoạn tinh vi, thâm độc của các phần tử phản
động, chống đối, khiến cho một số ít quần chúng nhân dân tin vào những lời
sai trái, bịa đặt, “hùa theo” bình luận hoặc chia sẻ lại các bài viết xấu, độc
nói trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét