Trên diễn đàn xã hội, một số người bàn luận
nhiều về mô hình xã hội dân sự. Trong đó, họ tập trung cổ xúy vai trò, chức
năng vượt trội của xã hội dân sự, coi đó là sự ưu việt, văn minh nhất trong
điều kiện “thế giới phẳng”, đem đến cho cá nhân, xã hội quyền dân sự tuyệt đối
mà các thể chế xã hội khác không có được, thậm chí là sự cứu cánh để phát huy
dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, và nhấn
mạnh nó thực sự cần thiết đối với Việt Nam.
Về tư tưởng, họ tập trung khuếch trương vai
trò của xã hội dân sự trong hỗ trợ xây dựng và thực thi pháp luật, khắc phục tệ
quan liêu, tham nhũng, tha hóa quyền lực của bộ máy nhà nước, là lực lượng bù
đắp, khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường; xã hội dân sự gắn liền với nhà
nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật, kinh tế thị trường. Thế nhưng, họ lại
hướng lái sang đả kích, xuyên tạc, phủ nhận bản chất tốt đẹp của nhà nước xã
hội chủ nghĩa trong lịch sử, trong hiện tại, coi đó là mô hình nhà nước độc
tài, toàn trị vì thiếu sự hiện diện của xã hội dân sự. Theo đó, lên giọng phê
phán, chê bai Việt Nam đã thừa nhận nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường,
sao lại e dè, e ngại với xã hội dân sự. Vì vậy, cần phải học tập, du nhập mô
hình thể chế chính trị có sự đồng hành của xã hội dân sự của các nước tư bản
phương Tây.
Với lập luận, xã hội dân sự không phải là cái
đuôi của nhà nước, mà là “đối quyền của quyền lực nhà nước” để tập trung đòi
thực hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ quyền lực chính trị cho xã hội dân sự;
thực chất là cổ vũ tư tưởng vô chính phủ, lấy phá hoại thay cho xây dựng, biến
phản biện xã hội thành phản đối thể chế chính trị.
Từ tư tưởng đến hành động, đám dân chủ phản
động tụ tập với nhau, ra cái gọi là Bản tuyên cáo cho sự ra đời của các tổ chức
xã hội dân sự ở Việt Nam, như: Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Hiệp hội
Giáo dân Cồn Dầu, Hội Anh em dân chủ, Những người bảo vệ tôn giáo và sắc tộc,
Hội Phụ nữ dân quyền Việt Nam, Nhóm người bảo vệ nhân quyền, Hội Bầu bí tương
thân, Hội Dân oan đòi quyền sống,… Đó là tập hợp hỗn độn của những kẻ núp bóng
tổ chức xã hội dân sự để từng bước hình thành tổ chức chính trị đối lập, đấu
tranh “ôn hòa”, “bất bạo động” nhằm chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam; trở
thành tụ điểm huấn luyện kẻ cầm đầu các hoạt động gây rối an ninh trật tự,
chống phá chính quyền. Lợi dụng các NGO, ráo riết móc nối, đưa người ra nước
ngoài, trong đó có cái gọi là Học bổng xã hội dân sự VOICE – một tổ chức có
danh nghĩa “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” hòng tạo lập ngọn cờ,
tập hợp lực lượng, chuẩn bị điều kiện cho “cách mạng màu”. Chúng công khai viết
đơn kiến nghị không cấm thành lập đảng chính trị đối lập; phủ nhận những hội,
đoàn, công đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ hiện tại, xin tự thành lập hội, nhóm độc
lập; đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế
về quyền dân sự; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình thể chế chính trị ở Mỹ và
phương Tây.
Tư tưởng, hoạt động của các tổ chức “xã hội
dân sự” ở Việt Nam trên đây, có khi được gắn với danh nghĩa “độc lập”, có khi
không. Cái gọi là “Độc lập” thực chất là thoát ly, đối lập với hệ thống chính
trị XHCN, với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Bản chất của
chúng không hề là “dân sự”, mà ngày càng bộc lộ chân tướng, mưu đồ chính trị,
đang trở thành một nguy cơ đe dọa đến tình hình an ninh chính trị của nước ta.
Tất cả các tổ chức đó đều tự phát, tự xưng, không được đăng ký hoạt động hợp
pháp, đa phần chưa phải là tổ chức hoàn chỉnh, hoạt động bí mật hoặc bán công
khai, chủ yếu thông qua “đời sống ảo” trên các mạng xã hội.
Để đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn,
chiêu trò lợi dụng danh nghĩa xã hội dân sự của các thế lực thù địch, nhằm
chống phá sự nghiệp cách mạng ở nước ta, cần tập trung thực hiện một số nội
dung cơ bản sau đây:
Một là, cần vạch rõ bản chất xã hội dân sự
trong xã hội tư bản chủ nghĩa và vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tổ chức xã hội dân sự được cho là lực lượng “phi
chính trị” đối trọng với quyền lực chính trị của nhà nước tư sản; lực lượng
“phi lợi nhuận” đối trọng với quyền lực kinh tế của các thế lực tư bản thu lợi
nhuận. Các tổ chức xã hội dân sự ấy tuy được tuyên truyền rầm rộ nhưng vẫn khá
mù mờ, không rõ định dạng, phần lớn được tài trợ, bị thao túng, nhất là các
NGO. Nó được tô vẽ là cơ chế đảm bảo quyền dân chủ cho cộng đồng, tạo diễn đàn,
cơ hội phản biện cho người dân về hoạt động quản lý, điều hành của nhà nước, là
điều kiện phát huy vai trò hoạt động phi lợi nhuận trong kinh tế thị trường. Đó
thực chất chỉ là một cách tuyên truyền, xoa dịu mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn
giai cấp, như họ vẫn từng tuyên truyền lừa bịp về nhà nước “phi chính trị”,
“phi giai cấp” của nhà nước tư sản. Đó là bức tranh phản ánh sự đối kháng, khó
dung hòa về lợi ích cơ bản, đối trọng về quyền lực giữa giai cấp tư sản cầm
quyền và quảng đại quần chúng nhân dân lao động,
Hai là, tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, phòng, chống luận điệu
phản động về xã hội dân sự ở Việt Nam. Đây là hoạt động cơ bản, mũi giáp công
chủ yếu trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Trên thực tế, mớ lý thuyết về “xã
hội dân sự” đã thể hiện vai trò là nguồn gốc, cơ sở cho những tư tưởng thâm thù
chế độ ta, định hướng cho âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”. Theo đó, cần
tập trung lực lượng nghiên cứu, nhận diện, phân tích, đánh giá trên cả hai bình
diện, cả lý luận và thực tiễn để có cơ sở tuyên truyền, đấu tranh đập tan những
luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; đồng thời cũng là con đường, biện
pháp cơ bản đưa đến cho quảng đại quần chúng có nhận thức đúng đắn về cái gọi
là “xã hội dân sự”. Muốn vậy, cần chú trọng bồi dưỡng trách nhiệm, nâng cao
trình độ, năng lực của cơ quan, đội ngũ cán bộ
nghiên cứu, truyên truyền, giáo dục, bộ phận chuyên trách có đủ khả năng
đáp trả những lập luận phi khoa học, những chiêu trò lừa mị của chúng.
Ba là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội.
Trong khi những thế lực thù địch, phản động dùng đòn nhử “xã hội dân sự” để mê
hoặc, kích động “phi chính trị hóa”, phá vỡ,
làm rối loạn cơ chế, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị XHCN thì việc
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà
nước pháp quyền XHCN, phát huy chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Mặt trận Tổ
quốc, tổ chức chính trị - xã hội là rất quan trọng để lấy cái tích cực đẩy lùi
cái tiêu cực, tạo sức mạnh, niềm tin, làm vô hiệu hóa sự chống phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét