Các
thế lực thù địch đang từng
ngày, từng giờ tìm mọi cách để thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta, nội dung chống phá của chúng với cấp độ và
cường độ ngày càng quyết liệt, nguy hiểm. Những âm mưu và thủ đoạn của chúng thường tập
trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, các thế lực thù địch chống
phá nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng hòng làm thay đổi bản chất chính trị của
Đảng ta. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, các thế lực thù địch tập trung công kích,
xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng. Chúng triệt để lợi dụng việc
nước ta hội nhập, mở cửa để thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng làm
cho Đảng từng bước biến chất về chính trị, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng từ đó
các thế lực thù địch từng bước đẩy nước ta lâm vào tình cảnh rối ren, mất ổn định
chính trị - xã hội, chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, các thế lực thù địch ra sức
xuyên tạc vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” ở Việt Nam, đòi
Đảng ta thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Thông qua phát tán tài
liệu, sách báo phản động, kẻ địch tung ra các luận điệu cho rằng “chế độ đảng
trị” là nguyên nhân gây trở ngại phát triển nền dân chủ ở Việt Nam. Chúng cũng
luôn xoi tìm mọi kẽ hở, thiếu sót trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, lôi kéo quân
đội can dự vào các vấn đề nhạy cảm đó, từ đó làm cho quân đội ta mất phương hướng
chính trị và suy giảm bản lĩnh chiến đấu.
Thứ ba, các
thế lực thù địch đẩy mạnh xuyên tạc xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng về
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng lặp đi lặp
lại luận điệu cũ rích rằng, kinh tế thị trường là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản,
phải gắn với chủ nghĩa tư bản; không thể dung hợp kinh tế thị trường với chủ
nghĩa xã hội… Những luận điệu phản động đó được chúng tìm mọi cách để thâm nhập
vào tư tưởng, niềm tin và hành động của cán bộ, chiến sĩ quân đội, làm cho cán
bộ, chiến sĩ nhận thức sai lệch về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng ta.
Thứ tư, các thế lực thù địch và phần tử
cơ hội chính trị lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng
viên đã xảy ra hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội để suy diễn, quy kết và
thổi phồng, cho đó là tình trạng “phổ biến”, là “bản chất” của chế độ xã hội chủ
nghĩa nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế
độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi,
làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và chế độ ta.
Thực chất, đây chỉ là những quan điểm,
tư tưởng phiến diện, lệch lạc, đội lốt “trách nhiệm” với “vận mệnh” của dân tộc,
của đất nước để chống lại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện
nay. Đây rõ ràng là chiêu trò, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm gây “nhiễu loạn”
chính trị - xã hội, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó làm cho quân đội
ta xa rời sự lãnh đạo của Đảng, tha hóa, biến chất, mơ hồ về mục tiêu chính trị.
Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch chống phá Đảng ta về chính trị, tư tưởng để có những biện
pháp đấu tranh thực sự là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay. Kết quả của
cuộc đấu tranh này sẽ tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng Đảng vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Điều đó, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng và
cán bộ chủ trì các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục cho các đối tượng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch; quản lý chặt chẽ những “kênh” thông tin mà kẻ địch thường sử dụng để truyền
bá quan điểm, luận điểm xuyên tạc, phản động như: Internet, đĩa hình, sách báo,
các diễn đàn chính trị, văn hóa…; dự báo những tình huống phức tạp nảy sinh về
tư tưởng chính trị để có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả; khắc phục tình
trạng đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” một cách hình thức, thụ động, mang
tính “thời vụ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét