TỈNH TÁO TRƯỚC CÁC THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG
XÃ HỘI
Khi tham gia mạng xã hội, chúng ta có điều kiện giao lưu, kết bạn, chia
sẻ nhanh và rộng rãi hơn quan điểm cá nhân đối với các vấn đề xã hội mà mình
quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại, vẫn
còn những hạn chế, rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến lợi ích người dùng, đặc
biệt là tình trạng các thông tin xấu độc xuất hiện từ việc sử dụng điện thoại
smartphone, máy tính bảng… để quay phim, chụp ảnh, truyền tải video, hình ảnh
livestream từ thực địa, tác động nhanh chóng và trực tiếp tới những người tham
gia mạng xã hội, tạo hiệu ứng lan truyền rộng khắp gây mất định hướng tư tưởng,
nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, tổ chức.
Những thông
tin xấu, độc trên mạng xã hội, chúng ta rất dễ nhận thấy: Nhiều
kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội lập ra các tài khoản facebook để
thu thập, nhào nặn, trộn lẫn thông tin thật, giả; cắt ghép hình
ảnh, tán phát nhằm thu hút, lợi dụng sự hiếu kỳ của người đọc. Đó là chưa kể đến mặt
tiêu cực, số đông người sử dụng tuy không có nhiều thông tin, chưa tìm hiểu sự
việc nhưng lại thừa quan điểm và thường xuyên quan tâm, bày tỏ quan điểm hoặc
chính kiến của mình trên mạng xã hội. Những thông tin sai trái, độc
hại có tính chất chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam;
xuyên tạc, phủ nhận thành tựu, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xuyên tạc
lịch sử dân tộc; xuyên tạc thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh; vu cáo, bôi nhọ, giả mạo lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tướng
lĩnh trong lực lượng vũ trang. Thậm chí nhiều đối tượng còn đưa thông tin kích
động xu hướng ly khai, phá hoại, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…Đáng lo ngại là những thông tin xấu
độc có nội dung đa dạng; thủ đoạn xuyên tạc tinh vi, xảo quyệt… đã tác động
tiêu cực đến tư tưởng, hành vi của một bộ phận, nhất là các tầng lớp trí thức,
học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ, thậm chí cả người dân bình thường nhưng có
lập trường tư tưởng không kiên định.
Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang sử dụng các
phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt. Chúng lợi dụng các trang mạng
lớn trên thế giới như Google, Facebook, kênh Youtube làm
công cụ, sử dụng và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp để xuyên tạc,
chống phá ta; tận dụng tối đa những ý kiến, đánh giá, nhận xét của các cá nhân,
tổ chức có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong và ngoài nước, tạo dựng các trang
web, các tài khoản cá nhân trên mạng nói chung, Facebook nói riêng
để “chia sẻ”, phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Hướng nội dung tác động đến các đối tượng như:
công nhân trong vấn đề cho phép hình thành tổ chức công đoàn độc lập; nông dân
trong việc triển khai chủ trương tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, cánh đồng
mẫu lớn; văn nghệ sĩ, trí thức trong việc hình thành các hội nhóm đối lập dưới
danh nghĩa phản biện xã hội… Bên cạnh đó, chúng còn tập trung lựa chọn những
nhân tố “điển hình”, “sám hối”, “trở cờ”, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ làm “ngọn cờ” để
tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong, coi đây là nguồn tán phát trực tiếp
thông tin xấu, độc.
Do vậy, mỗi người sử dụng mạng xã hội
cần có bản lĩnh vững vàng, hết sức tỉnh táo khi xem, đọc những thông tin trên
mạng xã hội để tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu cực; nâng cao ý thức cảnh giác, sàng lọc thông tin trước khi tiếp cận, nghiên
cứu, sử dụng. Bên cạnh vấn đề tự thân, việc quản lý và hạn
chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội, trong đó có việc ngăn chặn, loại
bỏ những thông tin xấu độc, tin giả, tin thất thiệt, tin xúc phạm danh dự tổ
chức cá nhân, vi phạm các quy định khác của pháp luật của các cơ quan chức năng
cũng cần được đẩy mạnh. Đồng thời, để định hướng kịp thời dư
luận xã hội bằng những thông tin chính thống, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp,
các tổ chức đoàn thể phải luôn chủ động, nhanh nhạy, linh hoạt trong công tác
quản lý con người; phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của “Lực lượng 47”; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh
chính trị, để mỗi cá nhân biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin trên mạng
xã hội phù hợp./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét