TĂNG
CƯỜNG “NHÂN CÁI ĐẸP, DẸP CÁI XẤU”!
Dân gian có câu:“Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa” chính
là để nêu lên một nhận xét tương đối chính xác về cái tâm lý khá phổ biến thói
thường trong xã hội, cái xấu thường dễ được đồn thổi, phóng đại, một đồn mười,
mười đồn trăm, loang đi nhanh và xa trong dư luận công chúng hơn, cái tốt thì
chưa dễ gì đã được dư luận biết đến rộng rãi. Vì vậy người tốt, việc tốt phải
được tuyên truyền nhiều hơn, biểu dương nhiều hơn cũng như được khen thưởng,
khích lệ động viên nhiều hơn.
Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan
tâm đến việc nêu gương người tốt, việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo
quần chúng nhân dân, Người nói:“Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền”, Người nhấn mạnh: “Mỗi người tốt,
mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Người
cho rằng, người tốt, việc tốt ở đâu cũng có, ngành nào, giới nào, địa phương
nào, lứa tuổi nào cũng có.
Thực tiễn cho thấy, tuyên truyền, lan
tỏa sâu rộng những mặt tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội không chỉ có ý
nghĩa to lớn trong đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, mà còn là động lực
thúc đẩy công cuộc đổi mới, xây dựng phát triển đất nước ngày nay. “Nhân
cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực” luôn
là phương châm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta trong công tác tuyên truyền nhằm
xây dựng một xã hội tích cực, tiến bộ, nhân văn. Bên cạnh những cái đẹp, cái tốt
được lan tỏa trong cuộc sống, thì những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đang
diễn ra có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Trong khi đấu tranh với cái xấu,
cái ác, cái tiêu cực chưa bao giờ là bình yên, phẳng lặng.
Với vai trò đặc biệt của mình, cán bộ,
đảng viên có nhiệm vụ đi tiên phong, phát hiện, phản ánh, phê phán những vấn đề
tiêu cực, những cái bảo thủ, trì trệ lạc hậu, kiên quyết đấu tranh với cái xấu,
không dung túng, không khoan nhượng, không thỏa hiệp với tiêu cực, nhằm làm
minh bạch tất cả thông tin cho quần chúng nhân dân biết, từ đó góp phần củng cố
lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Có câu “cán bộ
nào phong trào ấy”, tuy nhiên, để đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực thì cán bộ, đảng
viên cũng nên tăng cường tuyên truyền, nêu gương nhiều hơn về những điển hình
người tốt, việc tốt, những yếu tố tích cực, những mảng sáng về phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội… Quan trọng hơn là mang ánh sáng trong lành tỏa ra cộng đồng,
đẩy lùi, thu hẹp và xóa dần bóng tối, nhằm lan tỏa những thứ tốt đẹp đang diễn
ra trong cộng đồng để bức tranh xã hội có nhiều màu sắc tích cực hơn, ý nghĩa
hơn.
Người tốt, việc tốt phải được tuyên
truyền nhiều hơn, biểu dương, khen thưởng, khích lệ động viên nhiều hơn để tăng
cường "nhân cái đẹp, dẹp cái xấu", "lấy cái tích cực đẩy lùi
tiêu cực". Đấu tranh, lên án, bài trừ cái xấu là cần thiết,
nhưng cán bộ, đảng viên nếu tập trung quá nhiều cho việc phản ánh những cái xấu,
cái tiêu cực thì vô tình đã để cho cái xấu, cái tiêu cực phủ bóng dư luận, lấn
át cái tích cực, cái tốt đẹp vẫn đang diễn ra hằng ngày trong xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét