PHI CHÍNH TRỊ HÓA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG”- VẤN ĐỀ NHÌN TỪ MYANMA
Việc chính phủ cầm quyền ở Myanmar nhanh chóng bị lật đổ sau một cuộc đảo
chính của quân đội có lẽ sẽ là bài học đắt giá với rất nhiều chính đảng cầm quyền
trên thế giới. Một trong những bài học đó là “phi chính trị hóa Công an, Quân đội”.
Quân
đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp ngay trong sáng 1/2 và tuyên bố quyền
lực được giao lại cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Quân đội Myanmar cũng tuyên
bố sẽ kiểm soát chính quyền trong vòng 1 năm. Binh lính đã được triển khai bên
ngoài tòa nhà chính quyền Thủ đô Naypyitaw và tòa thị chính thành phố Yangon.
Hệ thống viễn thông, truyền hình, Internet ở Myanmar gián đoạn.
Việc
quân đội Myanmar tiến hành đảo chính được xem là hệ quả tất yếu của những mâu
thuẫn kéo dài giữa quân đội với chính phủ dân sự cầm quyền ở quốc gia này, kể
từ sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020, với kết quả NLD giành thắng lợi áp
đảo. Cụ thể, NLD thắng gần 400 ghế trong Quốc hội (hơn 60%), quân đội có 25% số
ghế đương nhiên. Riêng Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) được quân
đội ủng hộ, chỉ giành được 30 ghế.
USDP
không công nhận kết quả, cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử và yêu cầu Ủy
ban Bầu cử phải điều tra và giải quyết. Đảng này cho rằng có đến 10 triệu phiếu
gian lận. Ngày 26/1, quân đội Myanmar ra tối hậu thư cho Ủy ban Bầu cử, tuyên
bố sẽ hành động nếu ủy ban này không giải quyết cáo buộc gian lận về danh sách
cử tri.
Ủy
ban Bầu cử ngay lập tức phủ nhận có gian lận trên diện rộng, khẳng định bầu cử
đã diễn ra một cách tự do, công bằng, đáng tin cậy và “phản ánh ý nguyện của
người dân”. Tuy vậy, hơn 280 cáo buộc đang được điều tra và Tòa tối cao Myanmar
bắt đầu xử lý khiếu nại về bầu cử từ ngày 29/1. Cuối cùng, chính biến đã xảy ra
vào rạng sáng 1/2, chỉ ít giờ trước khi Quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên.
Cuộc
chính biến ở Myanmar có thể sẽ để lại nhiều hệ lụy to lớn. Nó có thể đẩy nền
dân chủ non trẻ ở Myanmar rơi vào khủng hoảng. Trong khi đó, việc đóng cửa các
ngân hàng và những bất ổn chính trị sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Myanmar
vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Mặt khác, đảo chính có thể dẫn đến tình
trạng đổ vỡ các thỏa thuận giữa chính quyền với các nhóm nổi dậy. Điều này có
thể một lần nữa đẩy Myanmar vào vòng xoáy của bạo lực.
Các
lực lượng nổi dậy có thể có động cơ để chấm dứt các thỏa thuận ngừng bắn và tìm
cách mở rộng ảnh hưởng. Một hệ lụy có thể đã thấy rõ, đó là các cuộc biểu tình
của người dân. Cuộc đảo chính của quân đội Myanmar đã làm dấy lên làn sóng phản
đối không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc tế.
Một
điều dễ nhận thấy rằng, tương tự như ở Thái Lan, quân đội ở Myanmar có vị thế
đặc biệt và rất hay chấp chính. Tại Thái Lan, quân đội đã nhiều lần làm đảo
chính và thiết lập chính quyền quân sự lâm thời. Trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI, quân đội Myanmar không thực hiện nhiều cuộc đảo chính như Thái Lan nhưng
thời gian họ nắm giữ chính quyền nhà nước lại kéo rất dài. Sau khi tiến hành
đảo chính vào năm 1962, quân đội Myanmar đã duy trì chính quyền quân sự suốt từ
năm đó đến năm 2011. Điểm chung giữa quân đội Thái Lan và quân đội Myanmar là
không nằm dưới sự lãnh đạo của bất kỳ một chính đảng nào. Họ có quyền lực rất
to lớn và được phép nắm quyền trong trường hợp khẩn cấp.
Tại
sao quân đội Myanmar lại tiến hành đảo chính? Vì sao chính phủ dân sự ở Myanmar
nhanh chóng bị lật đổ? Trong bài viết này, tác giả xin không đề cập. Vấn đề tác
giả muốn đề cập trong bài viết này, đó chính là mối liên hệ giữa sự kiện vừa
xảy ra ở Myanmar với vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang đang được
các thế lực thù địch, phản động rêu rao ở Việt Nam.
Ở
Việt Nam, thời gian qua, lợi dụng quá trình đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn
kiện Đại hội XIII của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật, nhiều cá nhân, tổ
chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu đòi đa
nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi
“phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,… Trong đó, luận điệu “phi
chính trị hóa” Quân đội và Công an được chúng xác định là một nội dung trọng
tâm.
Những
người này cho rằng, Công an, Quân đội phải “trung lập”, “đứng giữa”, không
thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”… Họ còn cho rằng,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã “hoàn thành sứ mệnh cao cả” là giải phóng dân tộc,
nay nên trao lại quyền lãnh đạo đất nước cho “lực lượng dân chủ cấp tiến”.
Có
thể thấy rằng, đây là những luận điệu sai trái, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc
là tách Công an và Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an, Quân đội; làm cho lực Công an, Quân
đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến
đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới
làm cho lực lượng vũ trang bị vô hiệu hóa.
Với
thủ đoạn này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho
lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang của
nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội
lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai
cấp tư sản.
Thực
tiễn khẳng định, không có một lực lượng vũ trang nào là “đứng ngoài chính trị”,
là “trung lập”. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển quân đội các nước
tư bản đều cho thấy, giai cấp tư sản không hề coi nhẹ quân đội, trái lại, rất
coi trọng xây dựng nhân tố chính trị – tinh thần cho lực lượng vũ trang của họ.
Trong khi đó, thực tiễn cũng đã cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn
đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Liên Xô), chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc
xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin và sau đó là
chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng vũ trang,
làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là một trong
những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991.
Cuộc
chính biến ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này
có liên quan trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” Công an, Quân đội. Từ
cuộc chính biến ở Myanmar, một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là
phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang
nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng
trong các lực lượng vũ trang.
Tuyệt
đối không bao giờ được sa vào bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của
các thế lực thù địch, phản động. Để thực hiện vấn đề này, trước hết phải luôn
giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực
lượng vũ trang nhân dân nói chung, CAND nói riêng; không ngừng chăm lo xây dựng
các tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức, đạo đức.
Qua
đó, xây dựng tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang thật sự trong sạch,
vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao trong mọi tình huống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét