KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG KHÔNG PHẢI “HÀNG ĐỘC QUYỀN” CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Trong quá trình đóng góp
cho văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vấn đề xây dựng kinh tế thị trường (KTTT)
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) giành được nhiều sự quan tâm. Các thế lực
thù địch, chống phá Việt Nam và một số cá nhân có quan điểm sai trái cho rằng,
KTTT là của chủ nghĩa tư bản (CNTB), vì thế không thể kết hợp KTTT với định
hướng XHCN.
Họ cho rằng KTTT với
định hướng XHCN như “nước với lửa”, khi ghép định hướng XHCN vào KTTT thì sẽ
tạo ra một “thân hình dị dạng”. Từ đó, họ kết luận rất xằng bậy rằng, Việt Nam
phải từ bỏ việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, vì nền KTTT kiểu này là
không hề tồn tại và xây dựng nền KTTT thực chất là đang đi theo con đường của
CNTB. Vậy thực chất KTTT có phải là của CNTB không? Có thể ghép KTTT với định
hướng XHCN được không?
Thực tế lịch sử và hiện
tại đã cho thấy, KTTT không phải là “con đẻ”, là sản phẩm thuộc về
CNTB. CNTB không sinh ra kinh tế hàng hóa. Mà kinh tế hàng hóa đã xuất
hiện ở giai đoạn đồng tiền còn chưa xuất hiện. Ở giai đoạn sơ khai, do chưa có
tiền tệ nên trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng.
Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi
trực tiếp gạo lấy thịt-đây đã là kinh tế hàng hóa. Do đó, KTTT với tư cách là
kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là
thành tựu phát triển chung của nhân loại qua nhiều thời kỳ. KTTT đã có mầm mống
từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát
triển cao trong xã hội tư bản. Trước CNTB, KTTT còn ở thời kỳ manh nha,
trình độ thấp thì trong CNTB nó đạt đến trình độ cao. Điều đó khiến người ta
nhầm tưởng, nghĩ rằng KTTT là sản phẩm riêng của CNTB và cũng là cách thức để
các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá tính “định hướng XHCN” trong KTTT
ở Việt Nam hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét