XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ ĐẢNG HIỆN NAY DƯỚI ÁNH SÁNG TÁC PHẨM "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Tháng 12 năm
1946 Đảng ta lãnh đạo cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược. Đây là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình
là chính, rất gian khổ. Cuộc kháng chiến vĩ đại này đòi hỏi Đảng ta phải được
xây dựng, củng cố vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm
nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến giành thắng lợi.
Để đáp ứng
kịp thời yêu cầu xây dựng Đảng lãnh đạo kháng chiến, tháng 10 năm 1947 Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" với bút danh:
X.Y.Z. Tác phẩm trình bày một hệ thống lý luận và kinh nghiệm có giá trị thực
tiễn sâu sắc về công tác xây dựng Đảng: về giáo dục rèn luyện tư tưởng, đạo đức
cách mạng, tác phong và phương pháp lãnh đạo của người cán bộ, đảng viên của
Đảng. Đã 75 năm kể từ khi tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc"
ra đời đến nay, những giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm vẫn còn
nguyên giá trị soi sáng công tác xây dựng và bảo vệ Đảng trong thời kỳ
mới.
Sự nghiệp đổi
mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là một cuộc cách mạng vĩ đại. Những thành
tựu đổi mới đạt được vừa qua trên đất nước ta là to lớn, rất quan trọng.
Những thành tựu đó trước hết là do Đảng ta có đường lối và phương pháp cách
mạng đúng đắn. Công cuộc đổi mới hiện nay đang tiếp tục phát triển với những
thời cơ lớn nhưng cũng có nhiều thách thức gay gắt. Sự thành công của công cuộc
đổi mới đến đâu trước hết phụ thuộc vào sự vững mạnh của Đảng ta. Để công
tác xây dựng và bảo vệ Đảng đạt kết quả thiết thực, trong tình hình hiện
nay cần tiếp tục vận dụng sáng tạo những nguyên lý lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn về công tác xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập trong "Sửa
đổi lối làm việc". Trong đó, cần chú trọng những nội dung sau:
Một là, về đường lối: phải thống
nhất đường lối, tất nhiên trong thống nhất có sự đấu tranh làm rõ các vấn đề
còn có ý kiến khác nhau, nhưng khi đã xác định thành nghị quyết thì phải thống
nhất và bảo vệ đường lối đó. Cơ sở quan trọng nhất để có sự thống nhất đường
lối là đường lối, nghị quyết đó phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng, phải dân
chủ bàn bạc trước khi quyết định. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Phải đưa
chính trị vào giữa dân gian". Trước kia, việc gì cũng từ trên dội
xuống". Từ nay việc gì cũng phải từ "dưới nhoi lên". Rằng:
"Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần
chúng ra, trở lại nơi quần chúng". Đó là đường lối, nghị quyết phù hợp
thực tiễn, ý Đảng hợp với lòng dân. Đường lối đó chẳng những thống nhất được trong
Đảng mà còn đoàn kết được nhân dân, được nhân dân ủng hộ. "Dân chúng đồng
lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không
nên".
Hai là, về tổ chức: Phải chấp
hành tuyệt đối nguyên tắc tập trung dân chủ. Phát huy dân chủ nhưng phải có kỷ
luật (tập trung). Nếu xa rời nguyên tắc này thì Đảng sẽ bị phân liệt.
Ba là, về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ đảng viên. Đảng viên phải luôn trau dồi lập trường, ý chí cách mạng, phẩm chất đạo
đức, lối sống. Đó là yêu cầu thường xuyên của mỗi đảng viên của Đảng
"Sửa đổi
lối làm việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giá trị lý luận và thực
tiễn sâu sắc - nhuần nhuyễn, sự kết tinh nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin về xây
dựng Đảng cách mạng của giai cấp vô sản, với kinh nghiệm của các Đảng trên thế
giới và kinh nghiệm xây dựng của Đảng ta trong đặc điểm truyền thống của
đất nước Việt Nam, nó tiếp tục là ánh sáng soi đường cho công tác xây dựng Đảng
ngày nay và mai sau. Nắm vững nội dung lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng
trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", vận dụng sáng tạo vào
công tác xây dựng, bảo vệ Đảng ngày nay nhất định Đảng ta sẽ không ngừng vững
mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa