Ngay từ ngày đầu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vấn đề quyền con người luôn luôn được quan tâm và là một trong những mục tiêu cao cả nhất trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng tới nay.
Thứ nhất, trước hết Đảng ta khẳng
định rõ, quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó
là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế
giới chống lại mọi áp bức, bóc lột và khẳng định quyền con
người làm chủ thiên nhiên.
Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các
thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng
là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó,
quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Con người thể hiện và
khẳng định quyền của mình thông qua các mối quan hệ xã hội cụ thể.
Trong bối cảnh thế giới hiện đại, quan điểm kết hợp tính phổ biến
và tính đặc thù còn là cơ sở phương pháp luận khoa học để nhận thức và giải
quyết đúng các vấn đề cụ thể về quyền con người trong quan hệ quốc gia và quốc
tế. Đây là phương châm cơ bản để bảo đảm “hội nhập” mà “không hòa tan” trong
lĩnh vực nhân quyền.
Thứ hai, trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền con người có tính giai cấp sâu sắc.
Quan điểm này nhắc nhở chúng ta phải tỉnh táo, không được mơ hồ
khi xem xét những vấn đề nhân quyền cụ thể. Ở nước ta, các giá trị phổ quát của
quyền con người đã được thể chế hóa trong Hiến pháp. Việc bảo đảm quyền con
người phải trên cơ sở chủ quyền quốc gia, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật nhân quyền quốc tế, như quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc,
không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác... để loại trừ mọi
mưu toan lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” trên con đường phát triển đất nước.
Để thực hiện các giá trị phổ quát của quyền con người trên cơ sở
chủ quyền quốc gia, Việt Nam chủ động và tích cực đối thoại, hợp tác quốc tế
trên lĩnh vực nhân quyền, vừa giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về thành tựu, quan
điểm và giá trị nhân quyền của nước ta, vừa là cơ hội học hỏi kinh nghiệm của
các nước trong việc chuyển hóa pháp luật quốc tế về nhân quyền vào pháp luật
trong nước. Từ đó góp phần bảo đảm tốt hơn các quyền con người ở Việt Nam, cũng
như đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền trong khu vực và trên
thế giới.
Thứ ba, giải phóng con
người (trong đó có việc đảm bảo các quyền con người) gắn liền
với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; chỉ có dưới tiền
đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện
được bảo đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất. Quan điểm này nhằm khẳng định
lại mục tiêu mà những người cộng sản theo đuổi là xoá bỏ nguồn gốc sâu xa nhất
của mọi vi phạm nhân quyền - đó là ách áp bức dân tộc, giai cấp; xác định việc
bảo đảm tối đa quyền con người là thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Thứ tư, dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội kết hợp
chặt chẽ với nhau: lợi ích cá nhân được coi trọng vì đó là mục tiêu, là động
lực của sự phát triển xã hội, song cần chú trọng bảo đảm lợi ích của tập thể và
của cả cộng đồng dân tộc. Đây là quan điểm phổ biến ở các nước xã hội chủ
nghĩa, cũng là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta theo đuổi so với các xã hội loài người từng biết.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Con người là trung tâm của
chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người
với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”. Điều
2, Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước pháp quyền XHCN, của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân”; nhân dân là chủ nhân của đất nước, tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.
Thứ năm, quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa
vụ và trách nhiệm công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. Mở
rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời
thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân
dân. Quan điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng,
vì nó chỉ ra được cách giải quyết một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của
vấn đề nhân quyền, khắc phục được cách hiểu phiến diện, cực đoan về vấn đề nhân
quyền.
Dân chủ là quyền lực xã hội của con người, được thể chế hóa cơ bản
theo nguyên tắc bảo đảm quyền công dân và quyền con người nói chung. Quyền con
người phải thông qua thể chế dân chủ mới được hiện thực hóa, được mở rộng, bảo
đảm gắn với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và các tổ
chức xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ sáu, quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc
phạm vi chủ quyền quốc gia. Bảo đảm quyền con
người trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia. Trách nhiệm pháp
lý này đã được Liên Hợp quốc qui định. Mặt khác, chính Liên Hợp quốc cũng đã
nhấn mạnh trong Hiến chương của mình: Không quốc gia nào, kể cả Liên Hợp quốc,
có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia.
Thứ bảy, quyền con người luôn luôn gắn với lịch sử, truyền
thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do
vậy không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô thức của nước này
cho nước khác.
Chỉ thị 12/CT-TW của Ban Bí thư về vấn đề quyền con người và quan
điểm, chủ trương của Đảng ta đã xác định rõ, bảo đảm quyền con người là trách
nhiệm chung mà tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, cơ sở phải tích cực
và chủ động thực hiện, nhằm ngày càng hoàn thiện và nâng cao các quyền con
người, vì lợi ích của nhân dân ta. Quyền con người là vấn đề đang được đặt ra
trong các mối quan hệ quốc tế, chúng ta cần làm tốt công tác đối ngoại, trên cơ
sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, thiện chí hợp tác trên lĩnh vực quyền
con người, đồng thời đấu tranh với những âm mưu lợi dụng vấn đề này để chống
phá ta.
Thứ tám, quyền con người gắn với các điều kiện phát triển kinh tế,
xã hội và văn hóa. Theo C.Mác quyền “không
bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa do chế độ
kinh tế đó quyết định”. Do đó, không thể thúc đẩy nhân quyền bằng mọi giá, mà
phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và con người. Chỉ
như vậy mới không làm tổn hại đến bản thân các quyền con người. Đây là tư tưởng
chỉ đạo quan trọng trong giải quyết các vấn đề về quyền con người, nhằm tránh
tình trạng chủ quan, duy ý chí trong xây dựng pháp luật, cũng như tình trạng
lạc hậu của pháp luật so với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
Thứ chín, bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, có ưu tiên quyền
của các nhóm yếu thế, thiểu số và quyền phát triển. Tất cả các quyền đều gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau và không thể phân
chia: mọi chủ thể của quyền (cá nhân, nhóm xã hội, giới tính, dân tộc,
chủng tộc) đều có quyền ngang nhau trong việc thụ hưởng, phát triển quyền. Vì
thế, về nguyên tắc, phải bảo đảm quyền ngang nhau của mọi quyền; và bảo đảm
quyền ngang nhau của tất cả các chủ thể quyền. Những yếu tố bình đẳng trong
việc bảo đảm quyền con người từng bước được kết hợp, thẩm thấu vào việc bảo đảm
các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các chủ thể quyền
khác nhau trong xã hội.
Trên cơ sở đó, ở mức độ nhất định, thực hiện sự ưu tiên bảo đảm
quyền phát triển và quyền an sinh xã hội, nhất là của các nhóm yếu thế và thiểu
số. Việc ưu tiên như vậy nhằm thúc đẩy việc bảo đảm quyền ngang nhau về mặt
pháp luật đối với các chủ thể quyền trên tất cả các lĩnh vực quyền.
Như vậy, có thể thấy, vấn đề quyền con người và bảo đảm quyền con
người ở Việt Nam là một trong những vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược của
cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta ghi nhân và bảo vệ quyền con người
không chỉ trong Hiến pháp mà còn được quy định trong hệ thống pháp luật. Đặc
biệt trong Chỉ thị 12/CT-TW về "Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ
trương của Đảng ta" đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vấn đề này. Đảm bảo thực hiện tốt quyền con người ở Việt Nam cũng thể hiện bản
chất ưu việt của chế độ xã hôị chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu
xây dựng
Việt Nam làm tất cả đều vì nhân dân Việt Nam
Trả lờiXóa