Ở Việt Nam hiện nay, những ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản, Vu Lan, Noel... không chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày hội lớn của mọi người. Nhờ có những chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam nên ngày càng nhiều những hình ảnh sinh động này.
Ngày lễ Noel của những người theo đạo Công
giáo, Tin lành, trong dòng người nườm nượp đổ về các nhà thờ không chỉ có những
người theo đạo Công giáo hoặc Tin lành mà còn có đông đảo những người theo các
tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào. Cũng vậy, ngày lễ Phật đản của Phật
giáo đâu phải chỉ có người theo đạo Phật mới đến chùa. Có lẽ vì vậy mà trong những
năm qua, chùa chiền, nhà thờ mọc lên ở khắp mọi nơi, số tín đồ của các tôn giáo
ngày một tăng lên không ngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới đã được Nhà
nước Việt Nam tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động.
Quyền con người, quyền
tự do tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm ngày một tốt hơn; các tôn giáo đã phát
triển nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự.. Các cơ sở đào tạo chức sắc
tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa
giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với
sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Các ấn phẩm về tôn giáo được Nhà
nước tạo điều kiện thuận lợi trong in ấn và phát hành.
Nếu thực sự “còn giới hạn
tự do tôn giáo ở Việt Nam” thì các tổ chức tôn giáo có thể xác lập được vị trí,
phát triển ổn định như hiện nay, đời sống và sinh hoạt tôn giáo của người dân
có sôi động, tự do như hiện nay? Bởi vậy, dừng ngay đi những đánh giá thiên kiến
và không đúng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam!
Trong văn kiện “Tầm
nhìn chung” được ký kết giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama, hai bên tiếp tục tái khẳng định nguyên tắc: “Tôn trọng Hiến
chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, Nhà
nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý xã hội của mình trên lãnh thổ Việt Nam
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Để
quản lý nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát huy tác dụng, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân, đương nhiên Nhà nước Việt Nam phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn
chặn các hành vi vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc
biệt là các hành động lợi dụng tôn giáo vì các mục đích khác nhau trái với hiến
pháp và pháp luật Việt Nam.
Người Việt Nam có câu
nói quen thuộc “trăm nghe không bằng một thấy”, chỉ nghe mà không nghe bằng hai
tai thì thật là tai hại. Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định nhất quán rằng ở Việt
Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo; ở Việt Nam chỉ có
những người bị bắt, bị xử phạt vì vi phạm pháp luật Việt Nam. Thực tế từ chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và thực tiễn sinh động về tôn giáo ở Việt
Nam chính là minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những đánh giá không khách quan về
tình hình tôn giáo ở Việt Nam./.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa