Thực hiện âm mưu chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị không từ bất cứ thủ đoạn nào để xuyên tạc, bôi nhọ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có chính sách quốc phòng Việt Nam. Chúng lợi dụng các điểm mới trong đường lối, chính sách về quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta, nhất là trong Luật Quốc phòng 2018, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 để đưa ra bình luận, quy chụp thiếu căn cứ về nguyên tắc “bốn không”; tư vấn, góp ý, kiến nghị Việt Nam nên thiết lập, tham gia các liên minh quân sự nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ đất nước.
Lợi dụng vấn đề quốc tế nóng
bỏng, cụ thể là tình hình chiến sự có liên quan giữa Nga - Ukraine, mới đây
nhất, ngày 17/6/2022 trên tranh blog Bauxite Việt Nam, đối tượng Nguyễn Ngọc
Chu tán phát bài “Dựa vào ai và rút về
đâu khi xảy ra chiến dịch đặc biệt”, nội dung xuyên tạc đường lối đối
ngoại và chính sách quốc phòng của Việt Nam, đưa ra những “dự báo” về tình hình trên biển Đông,
nhằm gây hoang mang trong dư luận; kêu gọi Việt nam “liên minh quân sự” để bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Đây quả thật là những luận điệu sai trái, không có bất kỳ một cơ sở hay căn cứ
lý luận và thực tiễn khoa học nào để chứng minh tính đúng đắn. Mà đó chỉ là
những ý tưởng chủ quan, điên rồ, che đậy cho âm mưu phản động, chống phá nền
hòa bình, độc lập mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang xây dựng mà
thôi. Bằng quan điểm phiến diện, sai lầm của mình, chúng cho rằng, chính sách quốc phòng Việt Nam đã lỗi
thời, lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình hiện nay; chủ trương “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế” là Việt Nam đã “từ bỏ dùng vũ lực trong bảo vệ đất nước”, là “tự trói tay, chân mình”, “tự cô lập mình”, tước đi cơ hội hợp
tác với các nước lớn trong bảo vệ Tổ quốc, không phù hợp với tình hình thực tế,
đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Ngang nhiên, trắng trợn
hơn, chúng còn vu khống, quy chụp việc Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng,
an ninh là khơi mào cho cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, là để chống lại
một nước thứ ba. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp, căng thẳng trên Biển
Đông, trực tiếp tác động đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo, các
thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, lớn tiếng cho rằng, với chính
sách quốc phòng hiện nay thì Việt Nam không thể giữ vững chủ quyền, quyền chủ
quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… Từ đó, chúng kích động,
hô hào, kêu gọi Đảng, Nhà nước cần dựa vào nước ngoài, nhất là các nước lớn và
tham gia “liên minh quân sự” để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo
và lợi ích đất nước.
Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá chính sách
quốc phòng Việt Nam là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả
hệ thống chính trị. Có rất nhiều biện pháp đấu tranh, tuy nhiên trước hết và đặc
biệt quan trọng là vấn đề nhận
thức và tiếp cận đúng đắn về chính sách
quốc phòng Việt Nam từ nhiều góc độ. Là người dân Việt Nam yêu nước chân
chính, chúng ta phải nhất quán quan điểm rằng: Việt Nam luôn thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên
hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Do đó, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã công khai khẳng
định: “Chính sách Quốc phòng của Việt
Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết
mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế,…”.
Vừa qua, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phương châm: “Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến
tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với luật
pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển”. Đồng thời chỉ rõ phải phát huy cao
nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với
sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế
để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và
lợi ích quốc gia – dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an
ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn,
lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá,
xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam của các thế lực thù địch, phần tử cơ
hội chính trị là việc làm cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần
xây dựng, củng cố niềm tin, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc
tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự
phát triển nhanh chóng của intenet, mạng xã hội đã đem lại những lợi ích thiết
yếu trong đời sống xã hội, tạo ra môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai
thác sử dụng thông tin và thâm nhập vào cuộc sống của mọi người trên khắp thế
giới. Xã hội hiện đại, mọi người thường nhắc nhau về kỹ năng ứng
xử nơi công cộng, kỹ năng ứng xử ở nơi công cộng như trường học, công sở hay kỹ năng ứng xử
trong gia đình…mà dường như chưa đề cập nhiều đến kỹ năng ứng xử trên mạng xã
hội…
Văn
hóa ứng xử trên MXH bao hàm cả mối quan hệ giữa con người và môi trường xung
quanh, biểu hiện ở chỗ mỗi người biết góp phần tuyên truyền trên MXH về bảo vệ
môi trường thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh, sạch, đẹp, an toàn,
lành mạnh, thân thiện; biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật,…
Văn hóa ứng xử trên MXH còn thể hiện trong mối quan hệ với chính bản thân, với
các giá trị như sự khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, có chính kiến, lập trường,
quan điểm rõ ràng; tinh thần cầu thị, học hỏi, không tự kiêu, tự đại hoặc tâm
lý tự ti, thiếu tin vào bản thân,… Mối quan hệ trên MXH có phạm vi rộng lớn, đa
dạng và khó kiểm soát hơn mối quan hệ trong đời thực. Một cư dân mạng có thể có
thiết lập quan hệ bạn bè khắp thế giới, không bị giới hạn bởi không gian, thời
gian, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp,… Một cá nhân có thể tham gia nhiều MXH khác nhau với danh tính được
công khai, cũng có thể ẩn danh, thậm trí mạo danh người khác. Có trường hợp một
người tham gia một MXH với nhiều tài khoản khác nhau.
Trên
mạng xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh
thần”, “người dẫn dắt dư luận”. Một số nhân vật nổi tiếng chỉ bằng cách đưa
những câu chuyện “sốc” nhưng vô tình đã “tung hỏa mù” làm “bẩn” môi trường mạng
xã hội. Có kẻ thì núp dưới chiêu bài từ thiện đánh vào tâm lý thương người của
số đông để trục lợi; cá biệt cho kẻ còn lợi dụng những mâu thuẫn giữa chính
quyền và người dân để đưa chuyện không đúng lên mạng xã hội với mục đích bôi
nhọ, kích động… Và trong sự “nổi tiếng” của những đối tượng này có một phần
trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta khi tham gia mạng xã hội, vô tình hay cố
ý, bị cuốn theo những cuộc tranh luận do họ dựng lên có chủ đích xấu. Mạng xã
hội có xây dựng được văn hóa ứng xử lành mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào
hành vi của mỗi người sử dụng, do đó chúng ta phải có trách nhiệm hơn trong mỗi
lời nhận xét, phê bình, hay gắn biểu tượng cảm xúc của mình khi tham gia mạng
xã hội. Chính vì sự đa dạng và phức tạp về nội dung và hình thức khi giao
tiếp trên mạng xã hội, vì vậy, mỗi người khi tham gia mạng xã; kỹ năng đối phó
với dư luận xã hội; kỹ năng vượt qua khủng hoảng mạng xã hội.
Trong
Quân đội nhân dân Việt Nam, đội ngũ thanh niên mà phần nhiều là những người trẻ,
có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao. Tuy nhiên, do quy định và môi trường hoạt
động, cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội tuy không có nhiều thời gian
sử dụng mạng xã hội, nhưng họ đang chịu tác động khá toàn diện từ môi
trường này với những mặt tích cực, tiêu cực đan xen, thậm chí khó phân biệt.
Bên cạnh những kiến thức bổ ích trên các lĩnh vực, như: thông tin nhanh chóng,
sự kết nối, giao lưu, tương tác trong hoạt động đoàn ở mọi lúc, mọi nơi trong
toàn quân, toàn quốc,… được đội ngũ cán bộ đoàn khai thác, phục vụ cho nhu cầu
cá nhân và quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thì những mặt trái của
mạng xã hội cũng tác động tiêu cực đến đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên
Quân đội, nhất là những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội của các thế
lực thù địch, phần tử phản động, v.v. Thực tế cho thấy, việc tham gia mạng xã
hội của cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội cơ bản đảm bảo đúng các quy định,
lan truyền những hình ảnh, hoạt động đẹp,… song, một số ít còn bộc lộ hạn chế,
nhất là kỹ năng giao tiếp, có bình luận phản cảm, đưa những hình ảnh lên mạng
không đúng quy định, sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với bản sắc văn hóa của dân
tộc, v.v.
Nhận
thức rõ điều đó, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn trong toàn
quân đã có nhiều hình thức, biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử trên mạng xã
hội cho đoàn viên nói chung, cán bộ đoàn nói riêng và đạt được những kết quả
nhất định, song, hiệu quả chưa cao, chưa vững chắc. Vì thế, nâng cao kỹ năng
ứng xử văn hoá trên mạng xã hội cho
thanh niên trong
Quân đội hiện nay là yêu cầu khách quan; biện pháp quan trọng, ứng xử có văn
hóa, lan tỏa lối sống lành mạnh… góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại./.
Nếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa