HỌC TẬP PHONG
CÁCH QUẦN CHÚNG
CỦA CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH
Phong
cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc
quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng.
Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn
sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Phong cách quần chúng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện bằng phong cách sâu sát quần chúng, vì lợi
ích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần
chúng, của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Trước
hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gần dân, thấu hiếu tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân và bản thân Người luôn là tấm gương sáng về phong
cách gần dân. Sự gần gũi đó được thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc
dân. Khi vừa đọc một đoạn trong Tuyên
ngôn dộc lập, Người đã dừng lại
hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ
không?”. Chỉ là một câu hỏi
thôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục
triệu đồng bào toàn quốc! “Cả
muôn triệu một lời đáp: Có! Như Trường Sơn say gió Biển Đông”. Đó là một điển hình mẫu
mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng,
ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất. Năm 1957, Bác Hồ về thăm Quảng Bình. Cuộc
mít tinh quần chúng đón Bác được tổ chức tại sân vận động Thị xã Đồng Hới. Nói
chuyện với đồng bào, Người nhắc nhở nhiều điều, trong đó có việc phải chú ý
chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình đồng bào miền Nam tập kết,...
rồi Người đọc chậm rãi câu ca dao: Nhiễu
điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải
thương nhau cùng. Bác
đọc đến đâu, đồng bào đọc theo đến đó. Một âm thanh hòa quyện vang lên thân thiết
giữa lãnh tụ và quần chúng. Các thành viên Tổ cổ động của Uỷ ban Kiểm soát và
giám sát quốc tế đóng tại Đồng Hới, có mặt tại cuộc mít tinh, đã hết sức ngạc
nhiên. Họ nói với cán bộ ta: “Trong
đời chúng tôi chưa bao giờ được thấy một thủ lĩnh quốc gia nào gần gũi, thân
thiết với nhân dân như Bác Hồ của Việt Nam. Ở nước chúng tôi, Tổng thống cũng đọc
diễn văn rất hay. Rất tiếc cái hay đó chỉ có một số ít người trong dân chúng hiểu.
Còn ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn thì hàng vạn người đều hiểu được
và đọc theo, như cha đọc cho con nghe, thầy đọc cho trò nghe..., thật là gần
gũi và thân thiết!”.
Trong
đời sống hằng ngày, Người thường tranh thủ đi thăm, chuyện trò thân tình với
các cụ già, gặp gỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương, để nắm tình hình và tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống,
thành điều tâm niệm suốt đời của Người, từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến
khi trở thành Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, từ việc lớn đến việc nhỏ của Người
đều quán triệt tư tưởng “lấy
dân làm gốc”,
“Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “từ nơi quần chúng ra, trở
lại nơi quần chúng”.
Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt “làm quan cách mạng”, “quan nhân dân”, không thấy mình là đày
tớ, người học trò của nhân dân. Bác đã nêu ra một quan điểm rất rõ: Không phải
cứ viết lên trán hai chữ “cộng
sản” thì đương nhiên sẽ được
mọi người quý trọng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, đảng
viên trong giai đoạn hiện nay./.
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa