TIN TƯỞNG VÀO
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI DO
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
Một số người tự xưng là “nhà nghiên cứu”, “nhà khoa học”, “nhà dân chủ” đã phát biểu trên một số tờ báo nước ngoài, trang mạng xã hội rằng “KTTT" và XHCN khác nhau như nước với lửa, như ngày với đêm, hoàn toàn đối lập nhau”; “KTTT là phủ định của XHCN và ngược lại”... Gần đây những người này lên diễn đàn “góp ý”, cũng vẫn luận điệu ấy nhưng lại “bổ sung thêm vấn đề mang tính lý luận” rằng "KTTT định hướng XHCN là khái niệm mơ hồ”.Họ “nghiên cứu” những gì nhưng xem họ phát biểu thì những người có hiểu biết chút ít về kinh tế thì cũng cảm nhận được sự mơ hồ của họ. Bởi lẽ KTTT là sản phẩm của văn minh nhân loại. Chủ nghĩa tư bản đã lấy KTTT làm cơ sở cho sự tồn tại, vận động, phát triển của mình. KTTT đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa học-kỹ thuật. Trong những năm gần đây, dựa theo những nét khác biệt và tương đồng, người ta đã chia các mô hình kinh tế thị trường đang vận hành trên thế giới thành nhiều nhóm, tiêu biểu là mô hình thể chế KTTT tự do (Mỹ, Anh...); mô hình thể chế KTTT xã hội (Đức, Thụy Điển ...); mô hình thể chế KTTT nhà nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc...); mô hình thể chế KTTT định hướng XHCN như ở Việt Nam.... ở Việt Nam, khái niệm KTTT định hướng XHCN được chính thức sử dụng trong các văn kiện Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001); theo đó, “Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền KTTT định hướng XHCN”. Đại hội lần thứ XII của Đảng (tháng 1-2016) tiếp tục bổ sung, phát triển: “Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN”.
Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục làm rõ thêm khái
niệm KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế, vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT, có sự quản lý của Nhà nước
pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì
mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố,
phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển. Vậy không thể coi “KTTT
định hướng XHCN” là khái niệm mơ hồ. Cũng phải nói thêm rằng, trong thời gian gần
đây ở các nước tư bản phát triển, dù ở mức độ khác nhau, nhưng KTTT đều có định
hướng xã hội. Đây là xu hướng tiến bộ, là những mầm mống của CNXH trong lòng
chủ nghĩa tư bản. Do tính chất của thời đại, một nước kinh tế chưa phát triển,
chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, cũng có thể quá độ lên CNXH. Kinh tế thị
trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở những
nước này, sử dụng cả KTTT và cả kinh tế TBCN để xây dựng nền tảng cơ sở vật
chất cho CNXH.
Những nhận định đánh giá của các tổ chức quốc tế, cơ
quan thông tấn quốc tế và các con số thống kê nói trên đã minh chứng cho hiệu
quả của việc phát triển KTTT định hướng XHCN của Việt Nam và khẳng định “lời
khuyên” của những người muốn Việt Nam đi chệch đường là không có cơ sở về thực
tiễn.
Đảng ta thật vĩ đại
Trả lờiXóa